Trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô, những điều mẹ nên lưu ý

Quá trình rụng rốn nhanh hay chậm sẽ tùy thuộc vào cơ địa cũng như sức khỏe của trẻ. Sau khi trẻ đã rụng rốn, mẹ nên lưu ý và vệ sinh rốn cho bé thật cẩn thận. Nếu phát hiện trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô, mẹ nên đưa bé đi kiểm tra. Việc thăm khám kịp thời giúp hạn chế tác động xấu đến sức khỏe của bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô là tình trạng xảy ra ở một số em bé. Sau 1 tuần đến 10 ngày trẻ sơ sinh sẽ rụng rốn, vài ngày sau đó rốn của bé có thể chưa khô hẳn và còn chảy nước. Mời các mẹ cùng tìm hiểu thêm về hiện tượng này và cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh qua các nội dung dưới đây:

  • Tình trạng trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô là gì?
  • Những nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô
  • Những việc mẹ nên làm để tránh nhiễm trùng khi trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô
  • Tình trạng thoát vị rốn

Tình trạng trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô là gì?

Sau 1 tuần đến 10 ngày trẻ sơ sinh sẽ rụng rốn, vài ngày sau đó rốn của bé có thể chưa khô hẳn và còn chảy nước. Phần cuống rốn khi trẻ mới sinh ra giống như một vết thương hở nếu cuống rốn rụng nhưng chưa khô. Nếu các mẹ không chăm sóc cẩn thận thì vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào cơ thể non nớt của bé. Lúc này rốn của bé có thể đã bị nhiễm trùng.

Để đảm bảo an toàn, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Đặc biệt, bé rụng rốn nhưng chưa khô và mẹ phát hiện nước rỉ ra từ rốn có màu vàng, mùi hôi hoặc có lẫn máu. Đây là dấu hiệu bất thường cần được kiểm tra ngay.

Nhiều bé đã rụng rốn nhưng cuống rốn vẫn chưa khô (Nguồn ảnh: vinmec)

Những nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô

Rốn bé có mủ

Dấu hiệu nhận biết như chân rốn sưng tấy, có mùi hôi, ẩm ướt và chảy mủ. Lúc này rốn của bé đã bị viêm. Trong các trường hợp viêm nhẹ, mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà bằng cách nặn hết mủ, dùng oxy già rửa rốn cho bé, lau khô, rắc bột kháng sinh, sau đó băng lại. Tuy nhiên, nếu trẻ có những biểu hiện nặng hơn như sốt cao, bỏ bú, mệt mỏi..., mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.y.

Viêm mạch máu rốn

Sau khi bé được chào đời, các mạch máu như động mạch và tĩnh mạch sẽ xẹp và xơ hoá. Nếu không được vệ sinh đúng cách, vi khuẩn có thể xâm nhập vào mạch máu rốn gây viêm nhiễm. Nếu rốn bé rụng nhưng chưa khô và thấy phần bụng phía dưới rốn của bé bị sưng, tấy đỏ, vuốt theo chiều xương mu lên rốn có mủ chảy ra thì bé có nguy cơ bị viêm động mạch rốn.

Viêm mạch máu rốn là một trong những nguyên nhân khiến rốn em bé rụng nhưng chưa khô (Nguồn ảnh: vinmec)

Nếu mẹ vuốt từ mỏm ức xuống thấy mủ chảy ra, có thể bé đã bị viêm tĩnh mạch rốn. Trong trường hợp này, vi khuẩn có thể tấn công sang các khu vực bên cạnh. Điển hình là gan, mật, từ đó dẫn đến việc nhiễm trùng máu thì sẽ rất nguy hiểm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Uốn ván rốn là tình trạng dễ xảy ra khi trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô

Những dấu hiệu của việc bị uốn ván rốn mà mẹ cần lưu ý như:

  • Bị sốt
  • Bỏ bú
  • Cứng hàm, co cứng toàn thân

Mẹ phải hết sức lưu ý khi gặp trường hợp này. Nếu tình trạng nặng, có thể bé sẽ bị co thắt gây ra việc khó thở và tử vong.

U hạt rốn

Trường hợp này thường không có nhiều dấu hiệu rõ ràng. Rốn của bé có thể rụng sớm. Bé không sốt, không sưng đỏ. Nếu vùng chân rốn có dịch vàng, mẹ cần theo dõi vì bé có nguy cơ bị u hạt rốn. Việc điều trị chậm trễ có thể dẫn đến rốn bị nhiễm trùng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thoát vị rốn

Thoát vị rốn là tình trạng các cơ bụng đóng không kín lỗ rốn lại được, từ đó làm xuất hiện một khối tròn nổi lên ngay tại lỗ rốn. Nếu quan sát có thể nhìn thấy và cảm nhận khi ấn thật nhẹ nhàng lên vùng rốn trẻ. Khối này có thể to lên hơn mỗi khi trẻ khóc, ho, ưỡn người hay khi trẻ ngồi dậy hoặc nhỏ đi và biến mất khi bé đang ở trạng thái thư giãn. Thoát vị rốn thường không gây đau và hiếm khi gây biến chứng, thường tình trạng này sẽ tự khỏi khi trẻ 1 tuổi.

Thoát vị rốn xảy ra thường xuyên nhất ở các bé sinh non hoặc bé có cân nặng khi chào đời thấp. Có tới 75% trẻ sơ sinh có trọng lượng dưới 1,5kg gặp tình trạng thoát vị rốn. Dị tật này xảy ra ở các bé gái nhiều hơn bé trai.

Thoát vị rốn thường gặp ở trẻ sinh non (Nguồn ảnh: vinmec)

Khi chăm sóc trẻ bị thoát vị rốn, ba mẹ nên tăng cường cho trẻ ăn thức ăn nhiều chất xơ, rau củ quả để hạn chế táo bón, táo bón khiến trẻ rặn làm tăng hiện tượng thoát vị. Nếu thấy khối thoát vị to đột biến, cứng, sờ vào trẻ thấy đau... thì nên cho trẻ đến bệnh viện ngay, không nên tự chữa mẹo cho bé tại nhà.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những việc mẹ nên làm để tránh nhiễm trùng khi trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô

Hạn chế nước

Mẹ nên để rốn tự rụng, không nên chạm hay cố tình kéo rốn. Ngoài ra, khi vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh phụ huynh cần lưu ý hạn chế không cho nước chạm vào phần cuống rốn gây ướt.

Cho trẻ mặc quần áo rộng

Mẹ nên cho trẻ mặc quần áo rộng, khô thoáng và sạch sẽ. Nếu nhận thấy áo hoặc quần bị bẩn do thức ăn hoặc chất thải của trẻ thì cần thay ngay để tránh gây nhiễm trùng rốn.

Chăm sóc rốn đúng cách (Nguồn ảnh: vinmec)

Tiếp xúc da với mẹ

Bác sĩ khuyên khi trẻ sơ sinh được sinh ra nên cho trẻ tiếp xúc với da của mẹ. Cách này giúp trẻ có được vi khuẩn thường trú trên da. Đây là những vi khuẩn không gây bệnh từ mẹ. Mẹ cũng nên cho trẻ bú sữa để cung cấp thêm kháng thể chống nhiễm khuẩn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Quá trình rụng rốn nhanh hay chậm sẽ tuỳ thuộc vào cơ địa cũng như sức khoẻ của trẻ. Sau khi trẻ đã rụng rốn, mẹ nên lưu ý và vệ sinh rốn cho bé thật cẩn thận. Nếu phát hiện rốn trẻ sơ sinh bị ướt, mẹ nên đưa bé đi kiểm tra. Việc thăm khám kịp thời giúp hạn chế tác động xấu đến sức khỏe của bé.

Bài viết của

Vũ Mỵ