Trẻ sơ sinh mút tay thường xuyên - Nguyên nhân là gì?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh mút tay là một hiện tượng rất phổ biến và được coi là một trong những sở thích rất đời thường của trẻ. Đây có thể là một trong những trò chơi thú vị của các con trong những năm tháng đầu đời. Vậy nguyên nhân do đâu mà trẻ mút tay? Việc mút tay của trẻ có tốt không? Nếu không tốt thì làm cách nào để giúp bé không mút tay?

Mút tay – thói quen của trẻ sơ sinh

Nguyên nhân mút tay

Theo các chuyên gia tâm lý thì trẻ sơ sinh mút tay do các nguyên nhân sau:

  • Trẻ đang đói và thèm được bú: Hầu hết trẻ mút tay là khi đang đói. Khi mẹ chưa đáp ứng kịp nhu cầu của bé thì việc mút tay có thể thay thế cho việc bú mẹ. Thực tế của việc trẻ mút tay là do phản xạ ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ.
  • Mút tay của bé thể hiện mong muốn được yêu thương: Đa số cha mẹ không có nhiều thời gian để nói chuyện, chơi cùng con thì bé sẽ cảm thấy cô đơn và lúc này việc mút tay sẽ là một giải pháp làm con vui hơn.
  • Mút tay giúp bé giải tỏa tâm lý căng thẳng: Không phải bất kỳ bé nào cũng sinh ra trong một môi trường được sự yêu thương của bố mẹ. Vậy nên, việc bé sống trong môi trường thiếu sự quan tâm hay sự cãi vã của bố mẹ thì hành động mút tay đôi khi lại là giải pháp để giải tỏa áp lực.

Nói chung, mút tay là phản xạ tự nhiên giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, nhất là khi mệt mỏi, buồn chán, đói hoặc muốn thư giãn. Có thể trẻ sơ sinh mút ngón trỏ, ngón cái hoặc cả bàn tay.

Mút tay dễ làm cho trẻ mắc các bệnh về răng miệng, dạ dày

Việc mút tay của trẻ có tốt không?

Việc mút tay của trẻ cho thấy trẻ bắt đầu nhận thức, khám phá thế giới và cảm nhận mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên, việc trẻ sơ sinh mút tay có tốt không? Câu trả lời dành cho các mẹ là không tốt vì những lý do sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Hại cho răng của bé: Lúc này răng của bé mới mọc, không vững nên việc bé mút tay có thể làm răng bị thò ra hoặc thụt vào so với hàm răng thông thường.
  • Nguy cơ đưa mầm bệnh vào dạ dày bé:  Bé chưa nhận thức được đâu là những vật dụng sạch, vì vậy việc bé cầm nắm mọi thứ xung quanh rồi thực hiện mút tay. Vi khuẩn vào trong khoang miệng và dạ dày. Nó sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ tiếu hóa của trẻ.
  • Gây hại cho da tay: Khi trẻ sơ sinh mút tay quá lâu có thể sẽ làm day tay của trẻ mỏng đi và dễ bong, tróc.
  • Nghiêm trọng hơn là việc mút tay của trẻ diễn ra thường xuyên có thể làm thay đổi sự phát triển vòm họng. Điều này ảnh hưởng đến khả năng phát âm tròn vành, rõ chữ của trẻ.

Cách để trẻ không mút tay

Chúng tôi xin nêu ra một số mẹo nhỏ để các mẹ áp dụng.

Cho trẻ bú – giải pháp hạn chế trẻ mút tay

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Các mẹ nên cho con bú nhiều hơn để giảm cảm giác thèm bú ở trẻ.
  • Các thành viên trong gia đình nên dành nhiều thời gian chơi, trò chuyện với trẻ. Lúc này trẻ sẽ thấy không cô đơn, vui vẻ và mỉm cười nhiều hơn. Ngoài ra, mẹ có thể massage cho con để con thư giãn và đi vào giấc ngủ nhanh hơn. Tâm lý thoải mái sẽ khiến con ngừng mút tay.
  • Bố mẹ không nên cãi vã trước mặt con cái. Hãy luôn tạo cảm giác ấm áp mỗi khi bên con.
  • Khi trẻ mọc răng, ngứa lợi lúc này trẻ sẽ mút tay nhiều hơn bình thường. Vì vậy, có thể lúc này mẹ cần sử dụng ti giả để trẻ không mút tay nữa.
  • Đeo găng tay cũng là một cách hạn chế tật mút tay của trẻ đó. Có thể lúc đầu trẻ sẽ la hét nhưng một thời gian trẻ sẽ quên và không mút tay nữa.

Trên đây là một số thông tin giải mã cho hiện tượng trẻ sơ sinh mút tay. Hi vọng qua nội dung bài viết này các mẹ sẽ hiểu con mình hơn. Bài sẽ giúp các con hình thành nhân cách và sứa khỏe tốt hơn. Chúc các mẹ luôn thành công trong việc giáo dục con.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

myngoc