Trẻ sơ sinh không đi ngoài - Mẹ nên xử trí như thế nào đây?

Trẻ sơ sinh không đi ngoài trong nhiều ngày khiến mẹ vô cùng lo lắng. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không và mẹ cần làm gì để xử trí nhanh và an toàn cho con?

Trẻ sơ sinh không đi ngoài – Mẹ nên xử trí như thế nào đây?

Lần đầu tiên thấy con không đi tiêu trong vòng vài ngày, tôi đã rất hoang mang và lo lắng. Trẻ sơ sinh ăn rất nhiều và do đó đi tiêu cũng rất nhiều. Nhưng đột nhiên, đứa con 3 tháng tuổi của tôi tự dưng không đi tiêu nữa. Vì vậy, tôi đã phải tìm hiểu xem có chuyện gì đang xảy ra với con và mình cần phải làm gì vào lúc này.

Cuối cùng, tôi đã giải quyết được vấn đề và giờ đây tôi chia sẻ kinh nghiệm của mình với các bạn. Tôi sẽ nói về lý do tại sao các bé không đi tiêu, làm thế nào để biết con có bị táo bón hay không và biện pháp chữa trị nào là an toàn nhất.

Cũng đã có hơn một trăm phụ huynh đã bình luận về bài viết này, vì vậy chắc chắn bạn không đơn độc trong công cuộc chữa trị chứng không đi tiêu cho con mình!

Trẻ không đi tiêu theo cách chúng ta mong đợi là điều cực kỳ phổ biến. Trước khi làm mẹ, tôi không bao giờ nghĩ mình sẽ phải lo lắng về việc đi đại tiện của con mình. Nhưng thực tế thì ngược lại.

Trong năm đầu tiên sau khi sinh, có quá nhiều điều cần lo lắng. Việc đi tiêu của bé thay đổi rất nhiều khi bé lớn lên và khi chế độ ăn của bé khác đi.

Và điều đáng ngạc nhiên hơn là có những bé ngừng hoàn toàn việc đi tiêu trong vài ngày. Có vẻ hoàn toàn hợp lý để tin rằng đây là táo bón. Nếu con bạn (khi vẫn chưa ăn thức ăn đặc) không đi tiêu thường xuyên, bài viết này sẽ chỉ cho bạn thấy việc đó có bình thường hay không và những dấu hiệu táo bón ở trẻ là gì. Chúng tôi cũng sẽ nói về các biện pháp khắc phục và thời điểm thích hợp để đưa con đi khám bác sĩ.

Nên dùng sữa mẹ hay sữa công thức?

Trẻ sơ sinh không đi ngoài

Có sự khác biệt lớn về nguy cơ táo bón giữa trẻ bú sữa mẹ và trẻ bú sữa công thức. Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ và nếu bé đã đi tiêu phân sữa bình thường từ sớm, thì em bé đó có thể tăng trưởng bình thường và do đó hấp thụ hầu hết thức ăn mà bé ăn. Ngoài ra, vào khoảng 4 tuần tuổi, hệ thống tiêu hóa của bé bắt đầu trưởng thành và số lần đi tiêu sẽ giảm, nhất là khi bé bú sữa mẹ. Nếu bé có vẻ ngoan ngoãn không quấy khóc và chuyện ăn uống cũng như đi tiểu bình thường, thì đương nhiên việc đi tiêu của bé cũng bình thường.

Nếu bé bú sữa công thức, nguy cơ táo bón sẽ cao hơn vì sữa công thức khó tiêu hóa hơn sữa mẹ. Vì vậy, trẻ bú sữa công thức nên đi tiêu đều đặn theo đúng lứa tuổi. Nếu trẻ bú sữa công thức không đi tiêu trong vòng vài ngày thì đó có thể là dấu hiệu táo bón.

Việc nhận biết khi nào bé bắt đầu có dấu hiệu táo bón và bé đã thải phân su trong 36 giờ đầu đời chưa cũng rất quan trọng.

Nếu bé không thải phân su mà bị táo bón kể từ khi được sinh ra, một trong những nguyên nhân gây táo bón có thể là bệnh Hirschsprung (phì đại tràng bẩm sinh). Đây là vấn đề gây ra bởi sự vắng mặt của tế bào hạch thần kinh vùng ruột. Sự thiếu hụt này dẫn đến giảm nhu động ruột và gây nên hiện tượng táo bón. Tình trạng này thường được sàng lọc bằng cách thực hiện kiểm tra trực tràng ở trẻ bị táo bón.

Dấu hiệu của táo bón

Dưới đây là một số dấu hiệu của táo bón ở trẻ:

  • Ở trẻ sơ sinh, đi tiêu ít hơn một lần một ngày kèm theo dấu hiệu khó đi.
  • Ở trẻ lớn hơn, đi tiêu không đều đặn trong vòng 7 ngày đối với trẻ bú sữa mẹ và 4 ngày đối với trẻ bú bình
  • Bé bị đau khi đại tiện
  • Phân cứng và có hình dạng giống như hòn sỏi
  • Có máu trong phân
  • Đau bụng cùng với thải phân cứng và không thường xuyên

Trẻ sơ sinh không đi ngoài

Làm thế nào để giảm thiểu táo bón?

Trẻ rặn khi đi cầu là bình thường, nhưng khóc to thì ngược lại. Nếu muốn giúp bé, hãy cố gắng giữ đầu gối của bé về phía ngực để giúp bé “ngồi xổm”. Điều này cũng rất hiệu quả giúp giải phóng khí khi bé đau bụng.

Nếu trẻ bú bình, hãy thử nghiệm vài loại sữa công thức khác nhau đến khi tìm ra loại sữa mà ít làm bé bị táo bón nhất. Đối với một số bé thì các loại sữa công thức từ đậu nành có tác dụng tốt hơn. Đối với một số bé khác thì sữa công thức thủy phân, như Nutramigen cho hiệu quả tối ưu nhất.

Các mẹ cũng có thể chia nhỏ lượng sữa bột và cho bé bú nhiều lần hơn để giúp ruột hấp thu. Theo kinh nghiệm thì một bình sữa trước kia chia làm 2 lần bú là hợp lý.

Hãy pha sữa theo đúng công thức. Cẩn thận đừng để bị quá tay.

Bạn cũng có thể cho bé uống thêm nước – khoảng 1 oz một hoặc hai lần một ngày.

Nếu bạn cho bé bú, hãy cố gắng tăng chất lượng của sữa mẹ. Sữa mẹ là một loại thuốc nhuận tràng tuyệt vời.

Ngoài ra còn có loại thuốc nhuận tràng cho trẻ em hoặc thuốc đạn glycerin, nhưng không được dùng thuốc trừ khi đó là lựa chọn cuối cùng. Tốt hơn hết là hãy cố gắng thay đổi thực đơn của bé.

Một lựa chọn tạm thời khác, là nhẹ nhàng dùng thuốc thụt vào hậu môn của bé giúp kích thích bé đi tiêu. Nhưng đừng tạo cho bé thói quen dùng loại thuốc này, hãy dạy con cách chủ động đi tiêu mà không cần đến sự can thiệp nào.

Tuần suất trẻ đi tiêu

Trẻ sơ sinh không đi ngoài

Tần suất này sẽ phụ thuộc vào tuổi của trẻ cũng như việc trẻ bú sữa mẹ hay sữa công thức:

  • Trẻ sơ sinh, từ khoảng ngày thứ 5 đến 6 sau khi sinh có thể đi tiêu sau mỗi lần ăn.
  • Trẻ 1 tháng tuổi, trung bình 4 lần mỗi ngày.
  • Vào thời điểm bé được 2 tháng tuổi, mức trung bình giảm xuống còn 1 lần mỗi ngày.
  • Vào lúc 3 tháng tuổi, trẻ được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn có thể 10 đến 14 ngày không cần đi tiêu. Trẻ lớn nhanh và tiêu hóa hết lượng sữa mẹ. Điều này có thể tiếp tục cho đến khi bé ăn dặm. Nhưng đối với trẻ bú sữa công thức thì khác, chúng cần đi tiêu gần như mỗi ngày.

Hãy nhớ rằng trẻ luôn thay đổi. Không chắc bé bị táo bón trừ khi có một số triệu chứng được mô tả như ở trên.

Cả 2 con của tôi đã từng có khoảng 3 tháng mà cứ mỗi 10-14 ngày mới đi tiêu. Tuy nhiên, cả hai đều hoàn toàn bú sữa mẹ và không có dấu hiệu táo bón hay ốm bệnh gì cả.

Khi nào mẹ nên đưa con đi khám?

Nếu bé mới chỉ vài ngày tuổi nhưng không bú sữa mẹ hoặc sữa công thức thường xuyên, hãy gọi cho bác sĩ để loại trừ khả năng bé bị táo bón và đảm bảo rằng bé ăn đủ nhu cầu.

Đối với bé sơ sinh đã có thói quen đi tiêu đều đặn nhưng sau đó đột nhiên dừng lại, các mẹ hãy liên lạc với bác sĩ nhi khoa để được tư vấn về cách điều trị táo bón. Cần đảm bảo rằng bé hoàn toàn khỏe mạnh, bất kể bé đang bú sữa mẹ hay sữa công thức.

Đối với những trẻ lớn hơn, nếu trẻ bị đau khi đi tiêu (bất kể phân có cứng hay không), bác sĩ nên kiểm tra kỹ lưỡng.

Cuối cùng, nếu bé tiếp tục bị táo bón bất chấp việc các mẹ đã nỗ lực điều chỉnh chế độ ăn uống cho bé, hãy thảo luận với bác sĩ nhi khoa. Ví dụ, bé có thể bị dị ứng với protein sữa hoặc không dung nạp lactose và cần loại sữa công thức mới.

Không sử dụng thuốc nhuận tràng cho trẻ em hoặc thuốc đạn glycerin mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Đôi khi việc này là hoàn toàn không cần thiết.

Nguồn: easybabylife.com

Theo: https://vn.theasianparent.com

Xem thêm các bài viết khác:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Mecoca