Trẻ sơ sinh đi ngoài sau khi bú được xem là tình trạng bình thường khi không có các dấu hiệu của tiêu chảy nguy hiểm như: chất thải lỏng, có lẫn máu, bé hay quấy khóc và có tình trạng sốt. Lúc này, mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để được kiểm tra và điều trị.
- Tại sao bé đi ngoài sau khi bú?
- Khi nào trẻ sơ sinh đi ngoài ngay sau khi bú là bình thường?
- Khi nào mẹ nên lo lắng?
- Xử lý như thế nào nếu con bị tiêu chảy?
- Cách mẹ phòng tránh tiêu chảy và đi ngoài ở bé
Tại sao bé đi ngoài sau khi bú?
Thông thường các bé từ 1 – 2 tháng tuổi thường đi ngoài sau khi bú, đặc biệt là các bé bú sữa mẹ. Tuy nhiên, đây có thể xem là một hiện tượng bình thường ở trẻ. Trẻ sơ sinh đi ngoài ngay sau khi bú báo hiệu hệ tiêu hóa của trẻ có vấn đề.
Lý do có thể là bụng con đã chứa đầy sữa, và được xem như là phản xạ bài tiết bình thường ở trẻ mới sinh. Tuy nhiên liệu còn nguyên nhân nào khác không?
Nếu nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, chế độ ăn uống của mẹ sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa của bé. Thì còn một số nguyên nhân dẫn tới việc trẻ sơ sinh bú vào là đi ngoài như:
- Bé bị dị ứng thức ăn trong giai đoạn ăn dặm
- Hệ tiêu hóa và đường ruột của trẻ bị nhiễm khuẩn
- Do thuốc nhuận tràng của mẹ được sử dụng quá liều lượng trong quá trình cho con bú.
Khi nào trẻ sơ sinh đi ngoài ngay sau khi bú là bình thường?
Phần lớn các bé đi ngoài chịu ảnh hưởng từ lượng thực phẩm bé ăn vào mỗi ngày. Ngoài ra, “sản phẩm thải ra” của bé cũng phụ thuộc vào độ tuổi.
Sau khi chào đời, từ 2 – 3 ngày mẹ thấy phân của con màu xanh xám. Đây chỉ là hiện tượng phân su hết sức bình thường ở bé mới sinh. Nhưng nếu sau 48 giờ mẹ vẫn không thấy bé đi ngoài chút nào thì đây là dấu hiệu bé bị tắc ruột.
Sau sinh 1 tháng, bé vẫn có thể đi ị từ 6 – 8 lần một ngày. Nếu thấy tần suất giảm dần hoặc ngưng hẳn mẹ cũng không cần lo quá. Trường hợp bé đi ngoài nhiều hơn trung bình/ ngày, hãy nhìn vào phân thải để biết tình hình sức khỏe của bé.
Khi đi ngoài, mặt của bé sẽ chuyển dần sang màu đỏ, khuôn mặt đơ lại do rặn, hai chân quơ quào. Những hành động đó là bé đang tạo áp lực lên vùng đại tràng để phân thải ra ngoài. Thế nên, các mẹ không nên hoảng sợ và nghĩ là bé bị táo bón.
Sự lo lắng này là không cần thiết vì đó là phản ứng bình thường của bé. Một khi bị táo bón, phân bé sẽ cứng và có hình dạng như những viên đá cuội.
Khi nào mẹ nên lo lắng?
Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa không giống như của người lớn. Ở trẻ lớn, đi ngoài 1 ngày 1 lần là bình thường, nếu từ 3 lần trở lên thì là tiêu chảy. Tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh thì tần suất sẽ dày đặc hơn, ngày có thể đi 5-7 lần, đôi khi có nước, lẫn bọt… Nếu bé không sốt, bú bình thường và không có biểu hiện gì khác thì không sao cả. Trong trường hợp này, mẹ không cần đưa con đi khám, xét nghiệm hay uống men tiêu hóa và đường tiêu hóa của con sẽ tự điều chỉnh khi lớn lên.
Cha mẹ không nên cho rằng trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều là bị tiêu chảy và tự ý cho bé uống các loại thuốc tây y, đông y, thuốc cảm… để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Những dấu hiệu của hiện tượng mất nước mẹ cần quan sát kĩ:
- Lượng nước tiểu ít, mắt bị lờ đờ
- Môi, lưỡi đều rất khô
- Nặng hơn bé có thể khó hô hấp, khiến bé thở dồn dập, chân tay lạnh ngắt.
Nếu tình trạng tiêu chảy của trẻ diễn ra quá 3 ngày đi kèm với các triệu chứng như ói nhiều, sốt cao liên tục trên 38,5 độ C dẫn đến mất nước, trẻ quấy khóc nhiều do đau bụng. Bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời”.
Xử lý như thế nào nếu con bị tiêu chảy?
Khi tiêu chảy bé hay quấy khóc, đau bụng và bú kém. Đồng thời, bé đi ngoài nhiều dẫn đến mất nước, mệt mỏi. Trẻ mới sinh còn rất non nớt nên mẹ cần theo dõi và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ khám và chữa trị.
Lưu ý, mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc nào nếu không có sự chỉ định từ bác sĩ. Ngay cả đó là men tiêu hóa và thuốc cầm tiêu chảy vì nó có thể có ảnh hưởng nguy hiểm đến bé.
Cách mẹ phòng tránh tiêu chảy và đi ngoài ở bé
- Người mẹ nên ăn các thức ăn lành tính như: thịt nạc, rau ngót, trứng, tôm… Ngoài ra, mẹ cần hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn…
- Quá trình mang thai cũng rất quan trọng. Mẹ nên chăm sóc thai sản tốt, tạo tiền đề sức khỏe cho trẻ, hạn chế nhiễm khuẩn trong giai đoạn mang thai;
- Trường hợp bé bị cảm cúm, mẹ nên hút đờm và rửa mũi cho bé để tránh các vi khuẩn xâm nhập vào;
- Thường xuyên vệ sinh đồ chơi của bé, vì bé thường hay ngậm đồ chơi. Vệ sinh tay chân của bé sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập vào từ đường miệng.
Trẻ sơ sinh bú mẹ xong là đi ngoài không phải là hiện tượng hiếm gặp. Nếu con gặp phải tình trạng này, trước hết mẹ cần kiểm tra các nguyên nhân thông thường và xem bé có gặp bất kỳ vấn đề về sức khỏe nào không. Sau khi đã loại trừ được những nguyên nhân này mà vẫn chưa tìm ra vì sao trẻ sơ sinh đi ngoài khi bú, tốt nhất mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và kết luận chính xác. Tránh tự chữa cho bé có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho sức khỏe và tương lai của trẻ.