Trẻ sơ sinh đi ngoài 10 lần một ngày có phải là hiện tượng bất thường?

Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần, kèm các dấu hiệu bất thường như phân có mùi, có bọt, có chất nhầy như mũi, phân tiêu chảy, phân khô, cứng, trẻ phải rặn nhiều, phân nhạt màu hoặc có máu, đi kèm với tình trạng trẻ sốt cao, chán ăn, quấy khóc, mất nước dẫn tới sụt cân, khóc vì đau khi kiểm tra bụng của trẻ thì có khả năng đây là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe cần lưu ý.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh đi ngoài 10 lần một ngày, đặc biệt là với trẻ bú sữa công thức hoặc bé bú mẹ đã qua 3 tuần tuổi là hiện tượng bất thường.

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Bác sĩ Vũ Nhật Nam – Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh

Tần suất đi ngoài của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

Trong một ngày, mỗi bé sơ sinh sẽ có số lần đại tiện khác nhau phụ thuộc vào việc bé bú sữa ngoài hay bú sữa mẹ và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của từng bé cũng như độ tuổi của trẻ.

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Thói quen đại tiện của trẻ sơ sinh góp phần phản ánh sức khỏe của trẻ. Việc theo dõi phân của trẻ là dấu hiệu quan trọng giúp mẹ theo dõi sức khỏe của bé trong những tháng đầu đời. Tần suất đi ngoài của các bé sơ sinh trong những tuần đầu tiên của cuộc đời phụ thuộc phần lớn vào việc chúng đang bú sữa mẹ hay sữa công thức. Đối với trẻ bú sữa mẹ, tần suất đi ngoài sẽ nhiều hơn, trẻ đi ít nhất 3 lần mỗi ngày, nhưng có thể lên đến 4-12 lần, phân lỏng, vàng. Đối với trẻ uống sữa công thức, trẻ đi tiêu 1-4 lần mỗi ngày, phân màu nâu nhạt hoặc hơi xanh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh đi ngoài 10 lần một ngày có phải là hiện tượng bất thường?

Với các bé bú mẹ, con có thể không ị trong nhiều ngày liền do sữa mẹ không có nhiều chất thải là chất xơ. Cơ thể bé sẽ hấp thụ hầu hết các chất dinh dưỡng từ sữa mẹ. Cho nên nếu thấy bé nhiều ngày chưa xì xoẹt thì mẹ cũng đừng quá lo lắng.

Tuy nhiên nếu trẻ sơ sinh đi ngoài 10 lần một ngày khi đã qua 1 tháng tuổi hoặc với các bé bú sữa công thức thì đây được xem là hiện tượng bất thường.  Đặc biệt nếu trẻ có các dấu hiệu như sau:

  • Đi phân lỏng hoặc đi ngoài ra nước ít nhất 3 lần/ngày
  • Bé quấy khóc vì đau nhức cơ thể
  • Phân có lẫn máu
  • Con có thể bị sốt, đau đầu và nôn mửa
  • Bé đi ngoài ngay sau khi ăn sữa

Lúc này mẹ nên đưa bé đi khám để xác định chính xác xem bé có thực sự bị tiêu chảy hay không hoặc bé đang bị nhiễm khuẩn đường ruột.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị tiêu chảy ngay ở những tháng đầu đời bởi hệ miễn dịch của trẻ còn yếu. Thêm vào đó nếu trẻ đang trong độ tuổi tập bò, thích khám phá thì nguy cơ tiêu chảy của trẻ lại càng lớn hơn vì vi khuẩn có thể xâm nhập vào nguồn nước và thức ăn của trẻ thông qua việc con ngậm mút tay không vệ sinh.

Với trẻ đang bị cúm, có nước mũi thì tình trạng tiêu chảy cũng có thể xảy ra. Lúc này trẻ dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột do vi rút cúm theo đờm vào trong dạ dày và ruột của bé.

Mẹ cần hết sức lưu ý khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy 

Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cơ thể của trẻ sơ sinh bị mất nước. Đây cũng là lý do có thể khiến trẻ nhỏ dưới 1 tuổi bị tử vong. Do đó mẹ cần lưu ý và quan sát kĩ xem khi con bị tiêu chảy có các hiện tượng như:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Lượng nước tiểu ít
  • Môi, lưỡi đều rất khô
  • Mắt lờ đờ, mệt mỏi
  • Nặng hơn thì mẹ sẽ thấy chân tay con lạnh ngắt, bé thở dồn dập và khó thở

Xử lý như thế nào khi trẻ đi ngoài nhiều lần một ngày 

Bác sĩ Nam lưu ý: Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần, kèm các dấu hiệu bất thường như phân có mùi, có bọt, có chất nhầy như mũi, phân tiêu chảy, phân khô, cứng, trẻ phải rặn nhiều, phân nhạt màu hoặc có máu, đi kèm với tình trạng trẻ sốt cao, chán ăn, quấy khóc, mất nước dẫn tới sụt cân, khóc vì đau khi kiểm tra bụng của trẻ thì có khả năng đây là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe cần lưu ý. Cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân và xử trí phù hợp.

Điều quan trọng cơ bản đầu tiên khi trẻ sơ sinh đi ngoài, tiêu chảy là mẹ phải bù lại lượng nước đã mất cho con bằng cách:

  • Tăng cường cho con bú sữa mẹ
  • Sử dụng sữa công thức không chứa thành phần lactose
  • Nếu con đã ăn dặm thì bổ sung nước hoặc nước điện giải theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Tạm thời ngừng cho bé uống các loại nước hoa quả vì có thể khiến bé bị tiêu chảy nhiều hơn

Sau khi bé khỏi bệnh, mẹ cần lưu ý đến vấn đề vệ sinh thực phẩm, chế độ ăn hàng ngày của con và cách chăm sóc trẻ khi con bị cúm để phòng tránh tiêu chảy cho trẻ sơ sinh được hiệu quả.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage ca the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Bài viết của

Minh Hương