Cách mẹ xử lý khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa đúng cách

Tại sao trẻ sơ sinh bú mẹ hay bị sặc? Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sơ sinh bú mẹ hay bị sặc là do cả 2 yếu tố bên trong và bên ngoài.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tại sao trẻ sơ sinh bú mẹ hay bị sặc, có nguy hiểm không và cách sơ cứu cho trẻ là điều mà các mẹ bỉm lo sợ. Nếu không biết cách xử lí sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, mời các mẹ cùng theo dõi bài viết để có thêm kiến thức và kinh nghiệm nuôi dạy con trẻ nhé!

  • Tại sao trẻ sơ sinh bú mẹ hay bị sặc?
  • Biểu hiện của trẻ khi bị sặc sữa mẹ và những nguy cơ sức khỏe
  • Xử lý khi con bú mẹ bị sặc sữa
  • Cách cho bú để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bú mẹ hay bị sặc

Tại sao trẻ sơ sinh bú mẹ hay bị sặc?

Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng cho biết: Sặc sữa là tình trạng khiến rất nhiều ba mẹ lo lắng vì tình trạng này sẽ khiến trẻ khó chịu và quấy khóc. Nguyên nhân gây ra sặc sữa là do dạ dày của trẻ còn nhỏ và gần như nằm ngang, góc giữa dạ dày và thực quản là góc tù và vẫn chưa phát triển thành góc nhọn (có chức năng chống trào ngược vào đường hô hấp) như người trưởng thành. Khi sặc sữa, nếu trẻ không được phát hiện và chữa trị kịp có thể gây ra tình trạng ngạt thở dẫn đến tử vong hoặc để laijc ác biến chứng nguy hiểm như tổn thương vùng não, ngưng tim, viêm phổi,…

Tại sao trẻ sơ sinh bú mẹ hay bị sặc – Biểu hiện của trẻ và những nguy cơ sức khỏe

Trong nhi khoa, sặc sữa được xếp vào 1 dạng tai biến vô cùng nguy hiểm nhưng lại rất phổ biến đối với trẻ sơ sinh. Nếu không được xử trí kịp thời, bé có thể phải chịu hậu quả nặng nề vì sữa trào lên làm kích ứng mũi gây đau nhức.

Cha mẹ có thể biết con bị sặc sữa dựa vào các dấu hiệu sau:

  • Sữa trẻ đang bú trào ra từ miệng và mũi bé.
  • Trẻ đang bú có thể ho vài tiếng và có hiện tượng như muốn trớ sữa. Nếu sặc ít con chỉ ho nhẹ vài lần rồi hết.
  • Nếu sặc nhiều trẻ sẽ đột ngột ho mạnh, ho sặc sụa, mặt mũi tím tái hoặc khóc thét lên, thậm chí khóc lặng đi không thành tiếng.
  • Con không chỉ ho và trào sữa từ miệng, mũi mà trầm trọng hơn là xuất hiện hiện tương tím tái, co giật, nôn mửa ra sữa, nước bọt và cả máu….

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tại sao trẻ sơ sinh bú mẹ hay bị sặc – Cách xử lý  tình huống

Bố mẹ cần bình tĩnh và nhanh chóng xử lý sặc sữa cho trẻ tại chỗ theo các bước sau:

Để bé ngồi dậy

Nếu bé bị sặc sữa lúc bú khi đang trong tư thế nằm trong tay mẹ thì ngay lập tức mẹ nên dựng bé ngồi dậy trên đùi, vuông góc với người mẹ để bé có thể ho và phun sữa ra.

Bé vẫn ho được tức là đường thở chưa bị bịt kín và đẩy được lượng sữa trào ra ngoài sẽ giúp con hô hấp lại bình thường.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dùng miệng thông đường thở

Nếu con ho mạnh, ho sặc sụa thậm chí khóc lặng đi không thàng tiếng và da trở nên tím tái thì mẹ nên đặt bé nằm xuống mặt phẳng, cúi xuống và dùng miệng hút mạnh sữa ở miệng ra trước và hút sữa ở mũi ra sau.

Bé thở được thì tiếp tục hút kĩ những sữa còn đọng lại trong miệng và khoang mũi. Bước sơ cứu này cần được làm nhanh chóng và dứt khoát vì chỉ cần chậm trễ để sữa lọt vào khí quạt gây tắc nghẽn đường hô hấp sẽ khiến trẻ rơi vào trạng thái ngừng thở.

Vỗ lưng, ấn ngực

  • Mẹ cần chuyển sang bước tiếp theo nếu tình hình chưa được cải thiện bằng cách đặt úp con nằm lên tay hoặc ngang đùi mẹ, dùng lòng bàn tay còn lại vỗ 5 cái liên tiếp vào lưng ở vị trí giữa 2 xương bả vai với một lực vừa phải nhằm tăng áp lực trong lồng ngực để giúp sữa được trào ra ngoài. Lật trẻ lại để quan sát hô hấp thông qua đường thở ở mũi hoặc con có khóc được không.
  • Tiếp tục dùng ngón trỏ và ngón giữa đột ngột ấn một lực vừa phải xuống vị trí trên xương ức và dưới đường nối 2 bên ngực trong 5 lần liên tiếp sau đó quan sát. Nếu con vẫn tím tái, khó thở thì lặp lại động tác từ 5 đến 10 lần cho đến khi bé có thể thở bình thường lại được.
  • Nguy hiểm nhất là con đã có biểu hiện ngưng thở nhưng mẹ vẫn cần hết sức bình tĩnh kết hợp cả 2 biện pháp trên cùng với thổi ngạt để con có thể nhanh chóng hô hấp được.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lưu ý

Sau khi trẻ sơ sinh bú mẹ bị sặc đã có thể thở lại được, bố mẹ hãy vỗ mạnh vào mông, đùi hoặc tác động 1 lực bên ngoài như véo nhẹ bé để trẻ khóc nhằm kích thích quá trình thở.

Nếu cảm thấy bé vẫn yếu, gia đình cần khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử lý phục hồi. Nếu sau mỗi bước mà con đã hô hấp bình thường thì không cần phải làm các bước tiếp theo.

Tuy nhiên tuyệt đối không được di chuyển bé đến bệnh viện mà chưa tiến hành sơ cứu vì khi trẻ không thở được sẽ khiến não bị tổn thương do thiếu oxi và để lại hậu quả nặng nề.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hiểu được điều đó và nhớ những kỹ năng cần thiết là mẹ đã có thể an tâm cho con bú mỗi ngày rồi đấy. Chúc mẹ mát tay, nuôi con khỏe mạnh, an toàn!

Bài viết của

ZinVi