Nguyên nhân và cách mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng mắt

Trẻ sơ sinh bị vàng mắt nếu sau từ 7 đến 10 ngày vẫn không chấm dứt tình trạng này thì bạn nên đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để kịp thời chữa trị.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh bị vàng mắt có nguy hiểm không? Nếu chỉ sau vài ngày, bác sĩ cho phép ba mẹ đón con về nhà để chăm sóc thì đó chỉ là vàng da sinh lý (không nguy hiểm). Tuy nhiên, nếu phải điều trị lâu dài, mẹ nên chuẩn bị tâm lý vì có khả năng bé đang mắc những bệnh lý nguy hiểm.

Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:

  • Tại sao trẻ sơ sinh bị vàng mắt?
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng mắt

Nguyên nhân vàng mắt ở trẻ sơ sinh

Vàng da sinh lý

Tình trạng bé sơ sinh bị vàng mắt chủ yếu là do bệnh vàng da sinh lý gây nên. Lúc này, gan của con chưa phát triển hoàn chỉnh nên dẫn đến sự tích tụ bilirubin trong máu. Vì lẽ đó, trẻ sinh non có nguy cơ bị vàng mắt cao hơn với những bé sinh đủ tháng (từ 38 tuần đến 40 tuần). Nếu tình trạng nặng thì có nguy cơ bilirubin đi vào não, có thể gây tổn thương não vĩnh viễn.

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ân – Bác sĩ Nhi – Sơ sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long, biểu hiện đầu tiên của bệnh vàng da là màu vàng ở da và mắt trẻ. Từ 2-4 ngày sau khi sinh sẽ xuất hiện hiện tượng này, có thể bắt đầu ở mặt trước khi lan xuống khắp cơ thể. Mức độ bilirubin thường đạt đỉnh trong khoảng từ 3 đến 7 ngày sau khi sinh.

Da và mắt của bé sơ sinh bị vàng là do sự tích tụ Bilirubin trong máu.

Xuất phát từ việc bú sữa mẹ

Trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ cũng là thủ phạm gây ra tình trạng vàng mắt, có khi trẻ sơ sinh bị vàng lòng trắng mắt hơn 1 tháng. Việc bú thiếu sữa mẹ hoặc sữa không đủ dinh dưỡng đều không gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé.

Lúc này, mẹ chỉ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong thực đơn sau sinh, đồng thời cho con bú theo chỉ dẫn của bác sĩ để con yêu mau chóng hồi phục thể trạng nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con

Trẻ sơ sinh bị tán huyết do nhóm máu của bé không tương thích với mẹ. Trường hợp này thường xảy ra khi mẹ và con có nhóm máu khác nhau. Trong quá trình sinh con hay mẹ bị chấn thương bất kỳ, một vài tế bào máu của bé cưng có thể di chuyển vào máu của mẹ.

Lúc này, những kháng thể nhỏ hơn sẽ di chuyển ngược từ cơ thể của mẹ vào máu của thai nhi, từ đó triệt tiêu hồng cầu của con khi còn trong bụng mẹ. Kết quả của hiện tượng này là trẻ sinh ra bị vàng mắt. Nếu bé bị tán huyết, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng của con và tùy theo mức độ sẽ có cách khắc phục bằng thay máu hoặc truyền máu.

Trẻ sơ sinh bị tán huyết do nhóm máu của bé không tương thích với mẹ.

Trẻ sơ sinh bị vàng mắt do thiếu máu

Thiếu máu hình cầu liềm cũng chính là thủ phạm gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng mắt. Khi hiện tượng này xảy ra, các tế màu của trẻ sẽ bị đông cứng khiến hồng cầu bị mắc kẹt trong mạch máu, từ đó làm oxy và máu không thể truyền đến các bộ phận khác của cơ thể. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Viêm gan B

Tình trạng vàng mắt của bé có nguy cơ nguy hiểm đến sức khỏe khi đây là dấu hiệu của viêm gan B. Đa phần các trường hợp viêm gan đều có triệu chứng không rõ ràng. Do đó, nếu không quan sát kỹ, bạn khó lòng nhận biết được chính xác.

Bệnh viêm gan B có khả năng sẽ theo trẻ suốt đời. Vì vậy, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt. Trẻ cũng cơ nguy cơ mắc bệnh cao khi người thân có tiền sử mắc bệnh.

Sốt là 1 trong số các biểu hiện của bệnh viêm gan B (Nguồn ảnh: Pexels)

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng mắt

Thông thường, trẻ mới sinh bị vàng da sinh lý sẽ tự khỏi trong khoảng từ 7 – 10 ngày. Bởi khi đó cơ thể của con đã tự đào thải chất bilirubin ra ngoài qua đường bài tiết. Với trường hợp bàng da bệnh lý, mẹ nên chú ý quan sát biểu hiện của con để nhanh chóng đưa trẻ đi chữa trị.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu trẻ mắc phải trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng mắt sinh lý, ba mẹ có thể tham khảo những bí quyết chăm sóc trẻ dưới đây:

  • Tích cực cho bé bú sữa, khoảng 2 tiếng 1 lần.
  • Cho trẻ tắm nắng từ 7 – 8 giờ sáng, mỗi lần từ 5 – 10 phút.
  • Trường hợp trẻ vàng mắt kéo dài thì mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu đưa trẻ sơ sinh bị vàng mắt đến bệnh viện để kiểm tra

Thông thường, hiện tượng vàng mắt ở trẻ sơ sinh là không đáng lo ngại và sẽ dần dần tự khỏi. Nếu con có thêm các dấu hiệu sau thì mẹ nên cho con đến bệnh viện để kiểm tra:

  • Trẻ sốt cao hơn 38 độ
  • Da bé có màu vàng đậm
  • Con bú kém, phản ứng chậm với môi trường xung quanh, con hay khóc
  • Bé bị vàng da toàn thân, gồm cả lòng bàn tay và lòng bàn chân
  • Hiện tượng vàng da kéo dài trên 1 tuần với trẻ đủ tháng, trên 2 tuần với trẻ thiếu tháng

Trẻ sơ sinh bị vàng mắt sinh lý sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Do đó, ba mẹ không nên lo lắng quá. Nếu sau từ 7 đến 10 ngày, con yêu vẫn không chấm dứt tình trạng này thì bạn nên đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để kịp thời chữa trị.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Anh Nguyen