Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng: Con bị bệnh gì và cách điều trị nào là tốt nhất?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng thường là do các bệnh ngoài da hoặc sốt phát ban. Ba mẹ cần chăm sóc làn da cho bé thoáng mát và sạch sẽ đúng cách.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng

Trong năm đầu đời, biểu hiện nổi mẩn đỏ được xem là khá phổ biến với trẻ sơ sinh do lúc này làn da của con vẫn còn mỏng manh và nhạy cảm. Trẻ đang trong quá trình hình thành hệ miễn dịch nên các yếu tố thời tiết, thực phẩm và vệ sinh thân thể cho con có phù hợp hay không đều có thể ảnh hưởng đến làn da của bé, khiến con gặp các vấn đề về làn da. Trong đó phổ biến nhất là các bệnh sốt phát ban, rôm sảy, viêm da, ... Mỗi một loại bệnh, ba mẹ cần lưu ý về cách điều trị sao cho phù hợp.

Cách chăm sóc và điều trị đối với trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng 

Sốt phát ban

So với các bệnh khác, trẻ bị sốt phát ban thường có các biểu hiện rõ rệt. Khi ba mẹ thấy con quấy khóc, ho, sốt cao, có nước mũi, nước mắt, kèm theo những nốt ban (mẩn đỏ) một vài ngày sau đỏ thì chính là bé đã bị sốt phát ban.

Lúc này trẻ cần được đi khám để được điều trị đúng cách vì sốt phát ban có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não, ...

Song song với điều trị theo chỉ định của bác sĩ, ba mẹ nên có cách chăm sóc, vệ sinh thân thể, hạ sốt và chế độ dinh dưỡng tốt nhất nhằm giúp con nhanh khỏi bệnh hơn theo các bước sau:

  • Uống thuốc và hạ sốt theo đơn của bác sĩ
  • Sử dụng nước muối sinh lý giúp trẻ thông mũi, đờm
  • Mặc quần áo thoáng mát, mỏng để giải nhiệt, tạo cảm giác thoải mái cho da trẻ
  • Tăng lượng sữa mẹ hoặc sữa bé ăn để đảm bảo nguồn nước cho trẻ trong thời gian bị sốt phát ban
  • Nếu bé đã bắt đầu ăn dặm thì cho bé uống nước, nước hoa quả, súp, ... để con có đủ dinh dưỡng cần thiết
  • Không cần kiêng tắm cho trẻ. Thay vào đó phải vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ vùng da bị nổi mẩn

Rôm sảy

Một trong những biểu hiện bệnh ngoài da phổ biến nhất với trẻ sơ sinh do làn da của bé có nhiều nếp gấp, cơ chế thải nhiệt cơ thể con lại hoạt động chưa hiệu quả như người lớn. Trẻ sơ sinh thường ra nhiều mồ hôi ngay cả khi ngủ, bú mẹ và chơi. Nếu mồ hôi đọng lại sẽ tạo ra các nốt nổi mẩn đỏ to như đầu kim, hình tròn hoặc lấm tấm, đầu rôm có một chút nước, đỏ ở xung quanh và thường mọc ở đầu, cổ, ngực, lưng, ...

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bệnh rôm sảy thường không gây nguy hiểm nhưng khiến trẻ rất khó chịu vì cảm giác ngứa ngáy. Trẻ gãi nhiều có thể khiến làn da của con bị viêm nhiễm.

Do đó, ba mẹ cần biết rõ cách chăm sóc tốt nhất giúp trẻ mau hết rôm sảy như sau:

  • Giữ cho cơ thể trẻ luôn khô ráo
  • Cho bé ngủ và vui chơi nơi thoáng mát, nếu mùa hè nóng có thể dùng điều hòa hoặc tạo không gian mát mẻ cho bé
  • Mặc cho trẻ quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt
  • Tắm rửa bằng các loại nước lá mát như lá rau má, mướp đắng, ...
  • Cắt gọn móng tay của con để hạn chế bé gãi nhiều, làm lở loét vùng da bị rôm

Viêm da

Viêm da ở trẻ sơ sinh hay nhiễm trùng da thường là những bệnh liên quan trực tiếp đến cơ địa dị ứng. Biểu hiện là có những mụn nước nhỏ tập trung thành từng đám trên bề mặt da đỏ, phù nề, chảy nước, ngứa nhiều. Có nhiều cấp độ viêm da nhưng nếu không chữa sớm rất có thể chúng không tự khỏi mà để lại những di chứng nặng nề.

Ngay khi bé có các biểu hiện như trên, ba mẹ cần đưa bé đi khám nhằm chấn đoán chính xác về loại viêm da, tình trạng, từ đó bác sĩ sẽ hướng dẫn sử dụng các loại thuốc và chăm sóc trẻ tốt nhất. Thông thường cách chăm sóc bé có thể thực hiện như:

  • Vệ sinh da bé sạch sẽ, mẹ có thể rửa bằng nước trà xanh
  • Giữ da ở vùng quấn tã thoáng mát, tránh mặc tã nhiều
  • Rửa bằng thuốc tím pha loãng để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng da
  • Thoa thuốc chống nhiễm trùng theo toa kê của bác sĩ
  • Cho bé uống kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ khi cần thiết

Nổi mề đay

Sẩn phù và ngứa ngáy là biểu hiện điển hình của mề đay, cũng là yếu tố gây khó chịu nhiều nhất cho trẻ. Phản xạ gãi khi ngứa của trẻ, sẽ càng làm sẩn nổi lên nhiều hơn, lan sang những vùng da lành bên cạnh. Bên cạnh đó mề đay còn khiến bé biếng ăn, quấy khóc và ngủ không ngon giấc.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hầu hết nổi mề đay đều sẽ tự khỏi sau vài ngày mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên ba mẹ cần lưu ý chăm sóc trẻ đúng cách để con sớm khỏi bệnh, tránh gây ra các biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ.

  • Tắm rửa cho con bằng nước sạch. Có thể tắm bằng các loại nước lá như lá trầu không, mướp đắng, ... (tạm thời dừng sử dụng các loại xà bông)
  • Mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt cho bé
  • Không cho trẻ ăn hay tiếp xúc với những thực phẩm, hóa chất dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, chất tẩy rửa…

Ngoài ra bác sĩ có thể dùng thuốc kháng Histamin để cho bé bôi ngoài da nhưng ba mẹ cần đưa bé đi khám và tuân theo chỉ dẫn dùng thuốc.

Xem thêm: 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage ca the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương