Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là tình trạng da xuất hiện những đốt mụn lấm tấm màu trắng, đây cũng là tình trạng không hiếm gặp. Nguyên nhân gây ra do thời tiết hoặc do da bé tiếp xúc với sữa mẹ và không được vệ sinh cẩn thận, trẻ uống sữa bột cũng có thể gây mụn sữa, mẹ ăn nhiều đồ nóng rồi cho con bú hoặc bé bị phì đại tuyến bã. Bài viết sẽ giúp mẹ cách điều trị mụn sữa cũng như ngăn ngừa vấn đề này.
Nội dung bài viết:
- Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là gì?
- Nguyên nhân gây ra mụn sữa ở trẻ
- Cách chăm sóc bé sơ sinh bị mụn sữa
- Lưu ý cho mẹ
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là gì?
Có rất nhiều loại biểu hiện da liễu ở trẻ sơ sinh giai đoạn đầu. Trong đó mụn sữa (hay còn gọi là nang kê) là thường xuất hiện nhiều hơn cả. Mụn sữa thường xuất hiện vào khoảng thời gian từ 2-3 tuần tuổi, hoặc sớm hơn từ 1 tuần tuổi. Xuất hiện với những đốm nhỏ li ti màu trắng như những hạt gạo.
Tùy theo tình trạng cơ thể mà mật độ mọc mụn sữa cũng nhiều hoặc ít. Cụ thể ở những vùng trán, hai má, cánh mũi, lưng, ngực và cả chân tay. Cha mẹ cần phân biệt rõ giữa mụn sữa và các loại mụn thịt, mụn trứng cá, rôm sảy và đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp.
- Tình trạng này không quá nguy hiểm nhưng lại khá phiền toái
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh vì đâu mà có?
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh hay còn gọi mụn nang kê, mụn trứng cá. Theo thống kê thì có khoảng 20% trẻ sơ sinh bị mụn sữa ngay từ lúc chào đời.
- Do thời tiết thay đổi, bị nóng lên khiến mụn sẽ bị đỏ tấy lên.
- Khi trẻ quấy khóc quá nhiều hoặc khi da tiếp xúc nhiều với sữa mẹ, chất tẩy rửa sót lại trên quần áo hoặc nước bọt cũng làm mụn sữa mọc nhiều hơn.
- Uống sữa bột cũng có thể khiến trẻ bị mụn sữa vì trong sữa có nhiều đạm albumin.
- Mẹ ăn quá nhiều đồ nóng mà hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn non yếu cũng có thể là nguyên nhân kích thích mụn sữa mọc nhiều.
- Một nguyên nhân khác cũng có thể gây ra mụn sữa là do trẻ bị phì đại tuyến bã.
- Nếu tình trạng mụn bất thường của bé không cải thiện, hãy đưa con đi khám da liễu để được chẩn đoán
Trẻ sơ sinh bị mụn sữa có hết được không?
Thực tế, không có một biện pháp chữa trị hay chăm sóc nào đặc biệt để áp dụng cho mụn sữa trắng. Nhưng mẹ cũng đừng lo lắng quá vì chỉ sau vài tuần, mụn sữa trắng sẽ tự biến mất.
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh khi nào hết? Ở nhiều trẻ có thể mất thời gian lâu hơn, thậm chí lên đến vài tháng. Nếu những đốm mụn trông bình thường thì không sao. Nếu bé bị mụn sữa và có hiện tượng sưng đỏ, mưng mủ và ngày càng lan rộng hơn thì mẹ nên đưa trẻ đi khám về da liễu ngay.
Cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị mụn sữa
Mụn sữa trẻ sơ sinh khi xuất hiện vài ngày sẽ dần tấy đỏ, rỉ dịch và gây xót cho trẻ. Đặc biệt những vết mụn sẽ càng nhanh tấy đỏ hơn khi tiếp xúc với nước bọt, sữa mẹ hoặc các dung dịch xà phòng. Vậy trẻ sơ sinh bị mụn sữa phải làm sao? Đâu là cách chữa mụn sữa ở mặt trẻ sơ sinh?
Cách vệ sinh cho trẻ khi bị mụn
Tắm rửa cho trẻ hằng ngày với nước ấm nhẹ. Xả nước vào thau và dùng tay kiểm tra nhiều lần trước khi cho trẻ vào. Tắm nhanh và dùng khăn mềm lau khô người rồi mặc áo quần. Không nên sử dụng sữa tắm hay xà phòng giai đoạn trẻ bị mụn sữa.
Cách trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh là thường xuyên thay quần áo, tã lót cho trẻ để giữ sự thông thoáng. Tránh tình trạng hăm, rôm sảy ở trẻ sơ sinh do bí, mồ hôi không thấm hút. Nếu mụn sữa mọc nhiều ở vùng bẹn, nách thì dùng thêm phấn rôm chất liệu an toàn.
Giữ môi trường trong nhà luôn sạch sẽ, không có các loại bụi bẩn. Những đồ dùng, chăn nệm, quần áo cho trẻ cần được sạch, thoáng, không bám bụi bởi chúng chính là yếu tố khiến da của trẻ bị ảnh hưởng.
- Tắm rửa sạch sẽ và thay tã cho con thường xuyên (Ảnh: Unplash)
Cách trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh: Chú ý chế độ ăn uống
- Đối với trẻ sơ sinh còn đang bú sữa mẹ cần tiếp tục cho trẻ bú đều đặn để duy trì nguồn dinh dưỡng cho cơ thể.
- Trường hợp trẻ lớn hơn và đã dùng sữa công thức, thì nên chọn sữa có các thành phần an toàn. Đảm bảo không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây dị ứng ở trẻ.
- Trẻ bị mụn sữa khi đang ở độ tuổi ăn dặm thì cần được cha mẹ cung cấp một thực đơn ăn dặm thật lành mạnh, nhiều chất xơ và cân bằng độ đạm, không nhiều dầu mỡ. Tránh sử dụng những thực phẩm quá nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm thường dễ gây dị ứng.
Lưu ý cho mẹ
- Không bóp, chà hay cố gắng nặn mụn sẽ khiến làn da của trẻ sơ sinh tổn thương nặng nề hơn.
- Mẹ không dùng các loại xà phòng, sữa tắm tính sát khuẩn cao và dùng lên vùng da bị mụn.
- Tránh để bé tiếp xúc với môi trường bụi bẩn bên ngoài hoặc tiếp xúc với người đang có vấn đề về da.
- Thường xuyên dùng phấn rôm hoặc các loại kem dưỡng lên vùng da bị mụn của trẻ.
- Không bóp hay nặn mụn cho bé sẽ khiến làn da của con tổn thương nặng nề (Ảnh: Unplash)
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh thường tự khỏi mà không cần điều trị. Làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm. Do đó ba mẹ tuyệt đối không được tự ý điều trị cho bé bằng bất cứ sản phẩm nào khi chưa được sự đồng ý và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Khi được bác sĩ kê thuốc bôi cho bé, cần chú ý vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi bôi, đồng thời tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.