Trẻ sơ sinh bị mọc mụn ở mí mắt chữa như thế nào?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn phát hiện trẻ sơ sinh bị mọc mụn ở mí mắt? Rất có thể bé đã bị bệnh chắp, lẹo mắt kèm theo triệu chứng rụng lông mi, sưng mí, nóng rát, ngứa ngáy...

Vậy mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị mọc mụn ở mí mắt? Và đâu là cách xử lý vấn đề này an toàn và hiệu quả nhất cho bé yêu. Bài viết sau sẽ giúp mẹ trả lời các câu hỏi hóc búa trên.

Khi đau mắt, trẻ sơ sinh thường đau đớn và khóc nhiều

Trẻ sơ sinh bị mọc mụn ở mí mắt khi nào?

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị mọc mụn ở mí mắt có thể là do lẹo mắt gây ra. Lẹo thường do vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) xâm nhập tuyến chân lông mi gây viêm nhiễm cấp tính. Vi khuẩn này có nhiều ở mũi bé. Khi bé dụi mũi và sau đó dụi vào mắt thì cũng có thể đem vi khuẩn lên trên mi mắt.

Khi đó, mắt trẻ xuất hiện hiện tượng gây phù nề, đau nhức ở mi mắt ở trẻ. Điều này khiến trẻ khó chịu khi nhìn cũng như ảnh hưởng đến hoạt động của trẻ.

Cha mẹ thường lo lắng khi thấy mắt trẻ xuất hiện mụn lẹo.

Các dạng lẹo mắt thường gặp

  • Lẹo trong do nhiễm trùng tuyến nhày của mi mắt. Lẹo nằm ở mặt trong của mi mắt, bên trong đĩa sụn. Khi lật mi, bác sĩ có thể nhìn thấy được lẹo. Trong một số trường hợp còn có thể thấy đầu mủ trắng của lẹo.
  • Lẹo ngoài do nhiễm trùng nang lông mi. Lẹo ngoài là một nốt đỏ, đau ở bờ mi với kích thước và độ rắn giống như hạt đậu.
  • Đa lẹo: có rất nhiều đầu lẹo trên một mi hay cả hai mi, thậm chí ở cả hai mắt.

Triệu chứng phổ biến khi trẻ bị mọc mụn ở mí mắt

Trẻ sơ sinh bị mọc mụn ở mí mắt thường sưng đỏ vùng mi mắt. Khi ấn trẻ sẽ thấy đau bờ mi. Sau một thời gian chỗ đau sẽ hóa cứng và mưng mủ ở trung tâm chỗ hóa cứng. Ít lâu sau áp-xe vỡ ra, chảy mủ rồi hết đau. Lẹo ở trong mi mắt diễn biến nặng hơn, áp-xe hiện ra ổ, thường tái phát.

Mụn lẹo gây khó chịu, cản trở tầm nhìn của trẻ và khiến con hay khóc

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách chữa khi trẻ bị mọc mụn ở mí mắt

Khi trẻ sơ sinh bị mọc mụn ở mí mắt, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ nhi ngay. Có như vậy mới xử lý bệnh triệt để và ngăn ngừa bệnh không trở nên nặng hơn. Bác sĩ có thể kê đơn cho bé sử dụng các loại thuốc bôi kháng khuẩn để vệ sinh mắt. Một số ít trường hợp sẽ được cho uống kháng sinh. Trường hợp nhiễm trùng nặng, bé sẽ được chuyển sang bác sĩ chuyên khoa lấy hết mủ ra.

Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách điều trị, trong đó bao gồm 1 vài lưu ý khi chăm sóc mắt cho con như:

- Nhỏ nước muối hay thuốc kháng sinh, thuốc bôi theo chỉ dẫn.

- Vệ sinh mắt hàng ngày cho bé theo các bước: Dùng gạc sạch, ẩm và ấm đắp lên mắt bé vài phút. Có thể lau mắt cho bé bằng nước muối Natri Clorid 0,9%. Một cách khác là lấy vài giọt dầu gội dành cho bé sơ sinh pha với nước rồi lau mắt cho bé. Lau khô bằng một chiếc gạc sạch. Nhớ lau thật nhẹ, tránh chà xát ảnh hưởng đến mắt bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Hạn chế tránh để bé dụi tay vào mắt.

Mẹ cần giữ gìn vệ sinh cho trẻ thật kỹ

Cách phòng bệnh cho trẻ tránh các bệnh viêm nhiễm mắt

So với người lớn, nguy cơ bé bị lẹo mắt cao hơn rất nhiều. Trong đó, một số bé lại thường nhạy cảm với bệnh này hơn những bé khác. Tuy nhiên, vẫn chưa có biện pháp nào giúp con phòng chống 100%.

Vì vậy, mẹ cần:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Vệ sinh nơi ăn chốn ở sạch sẽ, vệ sinh ăn uống

- Vệ sinh mắt sạch sẽ. Dùng nước sạch, khăn sạch để rửa mặt. Khi ra ngoài nên bảo vệ mắt trẻ tránh yếu tố kích thích như gió, bụi, ánh sáng, dị vật.

Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra mắt con xem có biểu hiện gì khác lạ. Trang trí phòng của bé bằng các loại đèn ngủ hoặc đèn mờ thích hợp. Sắp xếp và trưng bày đồ chơi yêu thích trong tầm nhìn của bé. Kích thích mắt bé hoạt động nhiều bằng việc trò chuyện với bé. Liên tục thay đổi vị trí đồ chơi để bé đảo mắt tìm mẹ…

Kết luận

So với người lớn, nguy cơ trẻ sơ sinh bị mọc mụn ở mí mắt cao hơn rất nhiều. Vì vậy mẹ cần giữ vệ sinh chân tay cũng như tăng cường đề kháng thông qua nguồn sữa mẹ. Ngoài ra, tuyệt đối không được xử lý tại nhà vì có thể gây nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Vì vậy, mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ xử lý mẹ nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Chảy nước mắt sống ở trẻ sơ sinh (Epiphora) - Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau mắt và hướng điều trị an toàn cho bé

Trẻ sơ sinh bị đau mắt có ghèn - Cách chăm sóc để con nhanh khỏi!

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Hòa Đặng