Dấu hiệu và cách chữa khi trẻ sơ sinh bị kê dành cho mẹ

Bố mẹ đừng quá lo lắng khi thấy trẻ sơ sinh bị kê ở mặt, bởi đây là trường hợp rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nếu sau khoảng 3 tháng mà bé vẫn không hết kê, bố mẹ nên cho bé đi khám da liễu để bé được chẩn đoán và điều trị đúng cách, tránh mụn lan rộng gây ngứa ngáy.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh bị kê là hiện tượng trên da bé xuất hiện những đám mụn trắng nhỏ li ti như hạt kê. Chúng khá phổ biến, có đến 30% trẻ sơ sinh bị kê.

  • Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị kê
  • Nguyên nhân khiến bé bị kê
  • Cách chữa kê cho trẻ sơ sinh
  • Trẻ bị kê nên tắm lá gì?

Trẻ sơ sinh bị kê trông như thế nào?

Mụn kê được hình thành khi những tế bào chết và bã nhờn bị mắc kẹt trong các lỗ chân lông trên bề mặt da. Mụn thường tự biến mất sau một thời gian mà không cần đến can thiệp y tế nào.

Các nốt sần nhỏ như những hạt kê, vừa mềm vừa trắng. Chúng thường tập trung ở mũi, cằm hoặc má của trẻ, ít khi xuất hiện ở những khu vực khác, nếu có thì thường sẽ ở chân, tay, lưng và ngực. Mụn thường lan rộng theo thời gian, gây ngứa khiến bé khó chịu.

Trẻ sơ sinh bị kê có thể phát hiện bằng mắt thường và rất dễ nhận biết. Khi bé được vài tháng tuổi, các nốt mụn nhỏ chỉ khoảng 1-2mm, trắng và mềm, giống hạt kê xuất hiện chủ yếu trên mặt bé, thì chứng tỏ bé đã bị kê. Thường gặp nhất là tình trạng trẻ sơ sinh bị lên kê ở mặt.

Trẻ sơ sinh bị kê có thể phát hiện bằng mắt thường và rất dễ nhận biết. (Nguồn ảnh: iStock)

Có 5 dạng mụn kê ở trẻ sơ sinh gồm:

  • Mụn hạt kê bẩm sinh: trẻ sơ sinh hay mắc phải chiếm tỷ lệ 40% – 50%, dấu hiệu là các sẩn nhỏ, màu trắng ở quanh mũi, mặt, trên người, trong miệng, có thể tự khỏi mà không cần sử dụng thuốc.
  • Mụn hạt kê nguyên phát: thường nổi quanh mí mắt, má, trán và cơ quan sinh dục. Cũng như mụn kê bẩm sinh, mụn kê nguyên phát thường tự khỏi sau vài tuần tới vài tháng.
  • Hiếm gặp hơn là mụn hạt kê en plaque, thường mọc trên mí mắt, sau tai, trên má hoặc hàm và có thể liên quan với các bệnh da khác: lupus dạng đĩa,…
  • Mụn hạt kê liên quan tới bệnh da di truyền
  • Mụn hạt kê thứ phát: liên quan tới chấn thương bề mặt, do thuốc hoặc liên quan đến các bệnh về da.

Các nốt mụn kê có nguy hiểm không?

Trên thực tế mụn kê không nguy hiểm và có thể tự mất sau vài tuần hoặc 1 tháng. Mụn kê chỉ nguy hiểm khi cha mẹ áp dụng các cách chữa mụn kê sai cách, tự ý nặn mụn hoặc chăm sóc da bé không đúng cách. Vùng da bị mụn kê của trẻ sơ sinh nếu không được chữa khỏi sẽ dễ bị kích ứng và gây khó chịu cho bé.

Các nốt mụn có thể phát triển thành mụn trứng cá hoặc có thể bị vỡ, lở loét, mưng mủ gây viêm nhiễm, có thể để lại di chứng trên da trẻ suốt đời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị kê

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị kê cho đến nay vẫn chưa được làm rõ, có thể là do :

  • Trẻ sơ sinh nhận được hormone của người mẹ từ sữa mẹ, hormone này kích thích tuyến dầu phát triển mạnh hơn, làm tăng tiết bã nhờn nhiều hơn, dẫn đến sự ứ đọng bã nhờn, sau đó gây tắc lỗ chân lông của bé.
  • Lỗ chân lông của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện nên các tế bào da, bụi bẩn và bã nhờn dễ dàng ẩn nấp và cư trú ở đó hơn.
  • Mức độ bị mụn kê nhiều hay ít tùy thuộc vào mỗi trẻ và do cách chăm sóc của bố mẹ.

Cách chữa mụn kê trên da bé

Như đã nói ở trên, mụn kê ở bé thường sẽ tự biến mất sau thời gian ngắn mà không cần phải chữa trị gì cả. Tuy nhiên bố mẹ vẫn cần lưu ý những điều này khi gặp tình trạng bị kê ở trẻ sơ sinh:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Luôn giữ da mặt bé sạch sẽ mỗi ngày. Dùng khăn riêng và sạch sẽ để lau mặt cho bé, không dùng khăn mặt để lau người hay dùng chung khăn với người lớn.
  • Không để làn da của trẻ sơ sinh tiếp xúc với mỹ phẩm, xà phòng thô.
  • Tuyệt đối không nên bôi bất kỳ loại kem hay thuốc gì lên mụn kê của bé
  • Không chà xát, bóp hoặc nặn mụn.
  • Cố gắng giữ da mặt bé khô thoáng, nếu bé ra mồ hôi thì dùng khăn vải bông nhẹ nhàng lau đi.
  • Tránh thoa kem dưỡng da hoặc dầu lên da mặt bé; bởi vì nó sẽ càng làm lỗ chân lông của bé bị tắc nghẽn nhiều hơn.
  • Luôn rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào mặt bé.
  • Tránh để bé tiếp xúc với môi trường khói bụi, những người đang bị nhiễm trùng ở da.
Nên dùng sản phẩm dịu nhẹ dành riêng cho trẻ sơ sinh (Nguồn ảnh: iStock)

Lưu ý

Cần chú ý nước tắm và rửa mặt cho bé phải vừa đủ ấm, không được quá nóng làm bỏng da trẻ hoặc quá lạnh.

Dùng sữa tắm loại dành riêng cho bé, không tắm cho bé bằng các sản phẩm không phù hợp với độ tuổi.

Không bôi bất kỳ loại nước thơm, nước hoa nào lên da bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ cần lưu ý ăn thật nhiều thực phẩm mát, tránh ăn các loại thực phẩm tanh và dễ gây dị ứng cho trẻ. Khi cho trẻ bú, mẹ đừng để sữa bắn lên mặt trẻ bởi sữa mẹ có thể làm kích ứng da trẻ.

Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, cố gắng giữ trẻ trong tình trạng mát mẻ, tránh nóng bức.

Mẹ nên giặt quần áo cho con bằng dung dịch giặt, xà phòng dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chất liệu vải nên là cotton thấm hút mồ hôi và thoáng khí. Sau khi giặt và phơi khô nên cất quần áo cho con vào tủ riêng. Ngoài ra các sản phẩm khăn lau của bé cũng cần được giặt giũ, thay mới thường xuyên.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bố mẹ đừng quá lo lắng khi thấy bé sơ sinh bị kê ở mặt, bởi đây là trường hợp rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nhưng nếu sau khoảng 3 tháng mà bé vẫn không hết kê, bố mẹ nên cho bé đi khám da liễu để bé được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Bài viết của

Mecoca