Giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh bao lâu bú 1 lần

Trẻ sơ sinh bao lâu bú 1 lần? Cữ bú của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào độ tuổi của bé. Các bé dưới 1 tháng tuổi còn chưa quen với vú mẹ, lực mút yếu làm sữa xuống chậm nên thường bú khoảng 10 phút cho mỗi bên vú, tương đương với khoảng 20 phút cho mỗi lần bú.

Trẻ sơ sinh bao lâu bú 1 lần? Theo khuyến nghị của các chuyên gia, mẹ nên cho trẻ bú từ 8 đến 12 cữ bú mỗi ngày. Mỗi cữ cách nhau khoảng 2-3 tiếng đồng hồ. Khi lớn hơn một chút, khoảng cách giữa các cữ bú có thể dài hơn nhưng không được quá 4 tiếng.

  • Trẻ sơ sinh bao lâu bú 1 lần?
  • Có nên cho bé sơ sinh bú vặt?
  • Cho trẻ bú một bên hay bú hai bên?
  • Nhận biết bé sơ sinh bú đủ no
  • Cách chăm sóc bầu vú mẹ trong thời kỳ cho con bú

Trẻ sơ sinh bao lâu bú 1 lần

Sau khi chào đời khoảng 1 tuần, dạ dày của bé có thể chứa khoảng 60 ml sữa. Thời gian đầu, cơ thể mẹ chỉ sản xuất một lượng sữa nhỏ, phù hợp với kích thước “tí hon” của dạ dày bé, sau này khi bé lớn dần, cơ thể mẹ cũng sẽ tự nhiên sản xuất lượng sữa dồi dào hơn.

Trẻ sơ sinh bao lâu bú 1 lần? (Nguồn ảnh: istockphoto)

Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh nên được bú từ 8 đến 12 cữ bú mỗi ngày. Mỗi cữ cách nhau khoảng 2-3 tiếng đồng hồ. Khi lớn hơn một chút, khoảng cách giữa các cữ bú có thể dài hơn nhưng không được quá 4 tiếng. Nghĩa là khi được 1-2 tháng tuổi, bé cần bú 7-8 lần 1 ngày. Khoảng thời gian giữa các cữ bú cũng vừa đủ để cơ thể mẹ sản xuất sữa cho bé tiếp tục bú vào cữ bú sau.

Trẻ sơ sinh bao lâu bú 1 lần - Cho trẻ bú một bên hay bú hai bên

Không nhất thiết phải cho bé bú cả 2 bên trong cùng một cữ bú. Nếu bé cảm thấy mãn nguyện sau khi bú một bên, thì vào cữ bú tiếp theo hãy cho bé bú bên còn lại để đảm bảo cả hai bầu vú đều nhau về kích thích và được bú cạn thường xuyên.

Nếu bé đã bú đủ lâu ở một bên bầu vú nhưng vẫn còn đói mẹ hãy cho bé bú tiếp bên kia. Trong cữ bú tiếp theo, mẹ hãy cho bé bắt đầu ở bầu vú bé đã kết thúc trong lần bú trước. Các bé thường bú mạnh nhất ở bầu vú đầu tiên, trong khi bầu vú thứ hai thường chỉ được coi như của  thêm mà thô.

Có nên cho bé sơ sinh bú vặt

Bú vặt hay còn gọi là bú ngắn, nghĩa là mỗi cữ bú thường diễn ra nhanh chóng và kết thúc khi bé chưa đủ no. Các bé thường nhanh đi vào giấc ngủ khi mới bú được vài phút và chỉ ngủ được vài chục phút lại thức dậy vì đói. Lúc này bé sẽ lại quấy khóc đòi bú tiếp, và đương nhiên cũng chỉ bú lắt nhắt trong vài phút.

Bú vặt tuy không phải tật xấu đối với các bé còn quá nhỏ nhưng khi bé lớn hơn sẽ gây rất nhiều bất tiện cho mẹ cũng như bất lợi về sức khỏe cho bé khi bé không bú được sữa béo (xuất hiện ở giai đoạn cuối cữ bú).

Nhận biết bé sơ sinh bú đủ no

Rất khó để đưa ra con số chính xác cho câu hỏi làm thế nào để biết trẻ đã bú đủ no. Vì ở mỗi bé sẽ có mức hấp thụ khác nhau.

Những tháng đầu tiên sau khi chào đời, bé cần phải được cho bú 8-12 lần mỗi ngày. Nếu sữa của mẹ chưa về đủ, mẹ hãy cho bé bú khi bé đói, tùy thuộc vào nhu cầu của bé.

Thông thường là từ 1,5 đến 3 giờ đồng hồ. Khoảng cách giữa các cữ được tính bằng thời gian từ khi bắt đầu của cữ bú trước, cho tới khi bắt đầu cữ bú sau. Ví dụ, mẹ có thể nói bé bú mỗi 2 giờ một lần hay cữ bú cách nhau hai giờ khi cữ bú của bé bắt đầu vào 7h, 9h, 11h,...

Nhận biết bé sơ sinh bú đủ no (Nguồn ảnh: istockphoto)

Bạn hãy tham khảo một số biểu hiện cho thấy bé đã bú đủ:

  • Khi bé bú, mẹ có thể nghe thấy tiếng bé nút ti rất rõ ràng, đồng thời còn nhìn thấy sữa đang ngập trong miệng bé.
  • Bé nhanh nhẹn, tỉnh táo, tiếng khóc to.
  • Bé tè nhiều, nước tiểu có màu nhạt và không mùi.
  • Môi bé hồng hào và ẩm ướt.
  • Làn da bé căng khỏe và đàn hồi tốt khi mẹ ấn nhẹ tay vào.
  • Bé thỏa mãn và thư giãn sau cữ bú.
  • Bé có thể ngủ đẫy giấc trong vòng 2-3 giờ đồng hồ.
  • Bầu vú mẹ mềm hơn sau mỗi lần cho con bú.

Cách chăm sóc bầu vú mẹ trong thời kỳ cho con bú

Theo lời khuyên của các chuyên gia, các mẹ bỉm sữa chỉ nên vệ sinh bầu vú của mình bằng nước sạch. Không nên bôi trực tiếp các loại hóa chất làm sạch như xà phòng hay sữa tắm bởi chúng có thể làm mất các chất nhầy từ nhiên của vùng da này, khiến cho bầu vú trở nên khô và nứt nẻ.

Khi tắm cần chú ý nhẹ nhàng, không chà xát mạnh vùng này. Tay các mẹ cũng phải đảm bảo sạch sẽ khi chạm vào vú. Và nếu các mẹ phải dùng tấm lót sữa thì nên thay tấm lót thường xuyên, bởi môi trường ẩm ướt rất dễ khiến vi khuẩn sinh sôi làm cho da bị nhiễm khuẩn đồng thời lây tới cả bé. Các mẹ cũng nên chọn loại tấm lót sữa bằng cotton có tác dụng thấm hút tốt.

Chăm sóc bầu vú mẹ trong thời kỳ cho con bú (Nguồn ảnh: istockphoto)

Hi vọng, những thông tin cung cấp trong bài sẽ giúp mẹ không còn lo lắng trẻ sơ sinh mấy tiếng bú 1 lần. Có thêm kiến thức nuôi con, các mẹ sẽ có những giây phút tuyệt vời bên con yêu.

Bài viết của

Mecoca