Chăm sóc bé sơ sinh 1 tháng tuổi như thế nào để bé luôn phát triển khoẻ mạnh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi rất quan trọng. Thời gian này bé vẫn đang làm quen với môi trường mới bên ngoài bụng mẹ. Cần phải được bảo vệ vì sức đề kháng vẫn còn rất non nớt. Hướng dẫn sau sẽ giúp mẹ chăm sóc bé tốt hơn.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Khi được một tháng tuổi, bé sẽ cân nặng hơn lúc mới sinh nhiều. Hầu hết trẻ sơ sinh tăng gấp đôi cân nặng sau khi sinh hai tuần. Trong giai đoạn này trẻ tăng trung bình 150-200 gram/tuần. Nếu bé của bạn không tăng cân và không có dấu hiệu phát triển thể chất bạn nên đưa bé đến bác sĩ.

Mỡ sẽ tích tụ nhiều nhất ở đùi, bụng và trên khuôn mặt bé. Sẽ có những ngấn mỡ ở cổ và phần trên cánh tay. Bạn đừng lo ngại rằng bé của bạn tăng cân quá nhanh. Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ thường tăng cân nhanh trong những tháng đầu tiên sau đó tăng ít dần hoặc thậm chí không tăng. Trong khi đó các bé được nuôi bằng sữa công thức có khuynh hướng tăng cân ổn định và đều hơn.Tuy nhiên bé 1 tháng tuổi chưa được thực sự bụ bẫm như các bà mẹ vẫn mong đợi đâu. Mẹ đừng lo lắng nhé, chỉ 1 thời gian ngắn nữa là mẹ sẽ được ngắm những cái ngấn xinh xinh của bé thôi.

Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi – Cho bé bú

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất của bé lúc này. Mẹ không cần phải cho con ăn/uống thêm gì khác kể cả nước lọc.

Bé một tháng tuổi cần được bú ít nhất 6 lần trong vòng 24 tiếng. Nếu bé được nuôi bằng sữa mẹ thì số lần bú có thể lên đến 12 lần. Đừng cố kiểm soát số lần bé bú mà hãy để bé tự quyết định thời gian và số lần bú.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chăm sóc da cho trẻ

Trẻ sơ sinh thường có hiện tượng vàng da sinh lý. Vàng da (kèm với tiểu vàng) bắt đầu xuất hiện vào ngày thứ 2, thứ 3 sau sinh, đạt đỉnh điểm vào ngày thứ 3, thứ 4, sau đó giảm dần.

Lớp chất “gây” bao phủ bên ngoài da trẻ trong ngày đầu mới sinh có vai trò giữ nhiệt và bảo vệ cho da trẻ. Do vậy, không nên tắm làm sạch hết chất “gây” trên da bé ngay sau sinh. Từ ngày thứ 2 trở đi, lớp chất “gây” này lại là môi trường rất thuận lợi cho khả năng nhiễm khuẩn da. Chính vì vậy mà sau khi ra đời từ 24-48 giờ, hàng ngày trẻ phải được tắm sạch.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Thay 8 – 10 tã một ngày

Điều đó chứng tỏ: Số lần thay tã cho bé trong ngày là một chỉ số rất tốt để theo dõi tình trạng sức khỏe của bé cưng. Nếu trẻ không cần thay tã thường xuyên, điều đó có thể báo hiệu một vấn đề bất ổn nào đó.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi bé yêu chưa đầy một tháng tuổi, mỗi ngày bé sẽ làm ướt từ 6 miếng tã trở lên và đi tiểu 3 - 4 lần. Không có gì là bất thường khi mẹ phải thay tã cho bé ít nhất 10 lần trong ngày ở giai đoạn đầu đời.

Khi được hơn 1 tháng tuổi, bé vẫn sẽ làm ướt từ khoảng 4 - 6 miếng tã mỗi ngày. Việc đi tiểu phụ thuộc vào độ tuổi cụ thể. Loại thực phẩm bé đang ăn nhưng số lần thay tã có xu hướng giảm đi so với tháng đầu tiên. Phân của trẻ sơ sinh thường mềm ít nhất ba tháng đầu vì bé thu nạp hầu hết chất dinh dưỡng từ các chất lỏng.

Khóc ít và ngủ đều đặn hơn

Điều đó chứng tỏ hệ thần kinh của bé đang phát triển

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh khóc và quấy nhiều là một điều bình thường. Tuy nhiên hiện tượng này sẽ được cải thiện theo thời gian. Trong suốt thời gian đầusau khi chào đời, bé thường khóc nhiều. Khi được tròn tháng, bé sẽ khóc ít hơn. Sau đó giảm dần đến khoảng 4 tháng tuổi thì rất ít quấy khóc. Bé thường khóc nhiều hơn sau giấc trưa và buổi chiều. Khi đó, bé cần được giải tỏa bớt áp lực sau một ngày dài.

Thị lực của trẻ sơ sinh 1 tháng

Thị lực của em bé một tháng tuổi đang trong giai đoạn phát triển cả về chất lượng và tầm nhìn, mặc dù vẫn có hạn chế. Em bé bây giờ đặc biệt bị thu hút bởi hai thứ: mặt người – đặc biệt là của bạn – và hầu hết các vật chuyển động. Trẻ 1 tháng tuổi đã có thể nhận biết giọng nói, mùi cơ thể và gương mặt mặt mẹ. Thậm chí một vài bà mẹ thậm chí nhìn thấy con mỉm cười mỗi khi nhìn thấy mình. Giây phút đầu tiên mẹ có thể giao tiếp bằng mắt với trẻ sơ sinh là khi con được 1 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kiểm tra thân nhiệt cho bé thường xuyên

Ở trong bụng mẹ, bé có một môi trường rất ổn định về nhiệt độ nhưng khi ra ngoài thì khác, thời tiết, nhiệt độ thay đổi liên tục mẹ cần phải thường xuyên kiểm tra xem bé có quá nóng/lạnh không. Mẹo cho mẹ là hãy chạm tay vào bụng bé, nếu quá nóng thì bỏ bớt chăn hoặc đắp thêm nếu con lạnh.Nhiệt độ lý tưởng nhất trong phòng cần phải được duy trì từ 26-32 độ C.

Ngoài ra, quần áo của bé nên mềm, thoáng, mỏng để có thể mặc nhiều lớp khi trời lạnh hoặc dễ dàng cởi bớt khi trời nóng.

Theo theAsianparent

Xem thêm

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ngocanh