Trẻ sinh non bú bao nhiêu là đủ? Trẻ sinh non là những trẻ ra đời khi tuổi thai chưa đầy 37 tuần lễ. Tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng bất kể trọng lượng trẻ sinh ra là bao nhiêu, thường cân nặng dưới 2.500g. Do sinh non nên các cơ quan chưa được hoàn thiện.
Vì vậy ở trẻ non tháng có nhiều nguy cơ về bệnh tật và biến chứng nên cần có chế độ dinh dưỡng riêng.
Chăm sóc trẻ sinh non
Vấn đề ăn uống cho trẻ sinh non
Trẻ sinh non cần được ăn càng sớm càng tốt sau khi chào đời. Mỗi ngày trẻ cần ăn từ 6 tới 8 lần. Hãy tham vấn bác sĩ về những thành phần bổ sung (nếu cần) cho trẻ. Ví dụ như bổ sung vitamin, thức ăn công thức cho trẻ sinh non…
Cách cho trẻ sinh non bú bình là điều mẹ cần đặc biệt lưu ý. Con có thể không sử dụng được núm bình nhỏ nhất dành cho trẻ đủ tháng mà cần núm bình đặc biệt cho trẻ sinh non.
Chuẩn bị sữa mẹ
Sữa mẹ chứa rất nhiều protein cần thiết cho em bé phát triển cũng như giúp em bé chống lại sự nhiễm khuẩn. Trẻ sinh non có thể chưa bú mẹ hay bú bình ngay được. Nhưng vẫn có cách khác để cho trẻ ăn sữa mẹ. Ngoài ra người mẹ có thể trữ đông sữa để sử dụng sau này.
Ban đầu, em bé sẽ có rất ít lượng chất béo trong cơ thể và cần được duy trì nhiệt độ cơ thể thường xuyên. Chúng chỉ có thể khóc rất khẽ và gặp phải những vấn đề về hô hấp. Và việc nuôi con sinh thiếu tháng cũng là một thách thức.
Trẻ sinh non có thể sẽ không thể bú được sữa mẹ nếu con ra đời quá sớm. Hoặc gặp các vấn đề sức khỏe đặc biệt và bị cách ly khỏi mẹ để điều trị.
Truyền dinh dưỡng cho trẻ sinh non
Những trẻ sơ sinh có trọng lượng rất nhỏ hoặc đang bị bệnh thì sẽ không thể bú mẹ ngay được. Trong trường hợp ấy, con sẽ được bổ sung dinh dưỡng bằng các cách đặc biệt. Có thể trẻ cần phải nhận chất dinh dưỡng và chất lỏng qua tĩnh mạch.
Khi sức khỏe đã tốt hơn, trẻ có thể bắt đầu nhận sữa mẹ hoặc sữa công thức thông qua một ống thông vào dạ dày qua đường mũi hoặc miệng.
Khi con có đủ khả năng để bú mẹ thì mẹ cần tính toán và cân nhắc lượng sữa sao cho con bú đủ nhưng không quá no. Gây áp lực không tốt lên hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.
Khi nào trẻ sinh non có thể bú mẹ?
Trẻ sinh non ở tuần thứ 28 đã hình thành những phản xạ cơ bản và có thể ngậm vú mẹ, dù chưa thành thạo lắm. Đến 31 tuần, trẻ sẽ biết cách xoay sở để mút sữa từ vú mẹ.
Trong khoảng 30-32 tuần, trẻ có thể biết kết hợp các kỹ năng ngậm, nuốt, thở cần thiết cho việc bú mẹ. Và khoảng 34 tuần, trẻ sẽ biết bú mẹ thuần thục. Thực hành da tiếp da với trẻ nhiều lần trong ngày có thể giúp trẻ biết bú mẹ sớm hơn.
Tóm lại, “trẻ sinh non ở tuần thứ 28 đã có thể thở bình thường nếu được đặt trên ngực mẹ. Thậm chí trẻ có thể bú mẹ và toàn bộ các cơ quan trong cơ thể trẻ cũng sẽ học cách thích nghi với môi trường mới”
Trẻ sinh non bú bao nhiêu là đủ?
Khi xuất viện trẻ sinh non tháng đã có thể bú khoảng từ 40 đến 60ml sữa trong vòng 3 đến 4 giờ. Khi thấy trẻ còn đói bạn có thể tăng cường thêm lượng sữa cho trẻ. Mỗi ngày trẻ phải tiểu từ 6 đến 8 lần.
Trẻ sơ sinh non tháng cần nguồn năng lượng 50 – 100 kcal/kg/ngày trong 3 ngày đầu, 110 – 140 kcal/kg/ngày cho các ngày tiếp theo nếu trẻ dưới 2000g, 130 – 140 kcal/kg/ngày nếu trẻ cân nặng trên 2000g.
Một số vấn đề cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sinh non
Khi trẻ sinh non, mẹ cần theo dõi diễn biến cân nặng của con để đưa ra đánh giá hợp lý.
- Trẻ sơ sinh giảm cân trong những ngày đầu mới ra khỏi bụng mẹ là điều bình thường. Phần lớn là do giảm lượng nước trong cơ thể bé.
- Hầu hết trẻ sinh non sẽ bắt đầu tăng cân vài ngày sau sinh. Trẻ sơ sinh quấy khóc có thể cần được cung cấp nhiều calo hơn để tăng trưởng với tốc độ mong muốn
- Bé cần tăng ít nhất 5 gram/ngày cho bé nhỏ dưới 24 tuần tuổi. Hoặc 20-30 gram/ngày cho bé 33 tuần tuổi hoặc lớn hơn.
- Trẻ sinh non không nên rời bệnh viện cho đến khi được tăng cân đều đặn và có thể nằm trong cũi thay vì lồng ấp. Nói chung, trẻ cần đạt được ít nhất 2kg trước khi ra khỏi lồng ấp.
Như vậy, chăm sóc trẻ sinh non mẹ cần tỉ mẩn và kỹ lưỡng hơn rất nhiều. Đặc biệt mẹ cần hiểu trẻ sinh non bú bao nhiêu là đủ để trẻ bắt kịp đà tăng trưởng với các bé sinh đủ ngày đủ tháng.
Xem thêm:
- Tất cả những gì mẹ cần biết về sinh non và cách phòng tránh
- Mẹ bầu cần cẩn trọng với 10 điều này để giảm thiểu nguy cơ sinh non
- 9 yếu tố tiềm tàng gây sinh non