Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, sổ mũi, ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi là bệnh thường gặp. Cho dù cha mẹ có giữ ấm và kín gió bé đến đâu, bé cũng vẫn dễ bị mắc phải tình trạng này. Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khi ngủ, thở khò khè, mẹ cần theo dõi con kỹ để có cách chăm sóc bé phù hợp.
Nội dung bài viết:
- Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
- Các triệu chứng đáng lưu ý khi bé sơ sinh bị nghẹt mũi
- Cách xử lý khi bé bị nghẹt mũi
- Một số lưu ý khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
- Những điều tuyệt đối cần tránh khi trẻ bị nghẹt mũi
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
Cấu tạo mũi của trẻ em và người lớn mỗi bên mũi có 3 cuốn: cuốn mũi trên, cuốn mũi giữa và cuốn mũi cuối. Trong đó, 2 cuốn trên và giữa không gây nghẹt cho con, chỉ tham gia vào ngửi.
Còn cuốn mũi cuối to nhất gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị ngạt mũi nói riêng và ở trẻ nhỏ nói chung. Cuốn mũi cuối được tạo ra để đảm bảo chức năng thở cho con. Khi mũi nghẹt là do cuốn mũi cuối bị phù nề và phì đại nhiều.
Nếu như trẻ có viêm, nề hoặc xung huyết cuốn mũi cuối lên sẽ gây nghẹt cho trẻ em. Khi nghẹt như vậy trẻ sẽ rất khó chịu. Đặc biệt trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa có phản xạ thở miệng tốt nên sẽ khiến trẻ quấy khóc.
Nghẹt mũi là triệu chứng ban đầu của khá nhiều bệnh. Đặc biệt là bệnh liên quan đến đường hô hấp. Phổ biến nhất là các bệnh cảm cúm.
Các triệu chứng đáng lưu ý khi bé sơ sinh bị ngẹt mũi
Trẻ sơ sinh nghẹt mũi do cảm lạnh
Nguyên nhân hàng đầu của chứng nghẹt mũi. Khi bị cảm lạnh, nghẹt mũi thường đi kèm với các dấu hiệu khác như sốt nhẹ hoặc nhẹ hơn thì nóng người, trẻ sơ sinh bị ngạt mũi và ho, đau họng, hắt hơi, để lâu có thể sổ mũi…
Nếu trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi và không có dấu hiệu khác kèm theo, đây có thể chỉ là phản ứng của trẻ khi gặp thời tiết lạnh hoặc cũng có thể ăn phải đồ cay.
Nếu là trẻ sơ sinh và bị nghẹt mũi mà không có các dấu hiệu khác thì chỉ là ngạt mũi sơ sinh. Nghĩa là chất nhầy của bào thai còn vướng lại trong đường hô hấp của trẻ.
Dị ứng
Ngạt mũi, sổ mũi, hát hơi, ngứa và có thể kèm theo cả đỏ mắt, đỏ đầu mũi là dấu hiệu của dị ứng. Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và sổ mũi, ba mẹ nên chú ý lại chế độ dinh dưỡng của con.
Cảm cúm
Bé thường có dấu hiệu mệt mỏi hơn, lạnh run, đau ê các cơ, đau họng, chóng mặt, chán ăn.
Mắc kẹt dị vật trong mũi
Đây là trường hợp rất nguy hiểm. Nếu bé chơi và vô tình làm vướng dị vật ở trong mũi có thể gây nên ngạt mũi, khó thở, chảy nước mũi, thậm chí là chảy máu. Bé sẽ cảm thấy đau rát do niêm mạc mũi bị tổn thương.
Cách xử lý khi bé bị nghẹt mũi
Bố mẹ nên hạn chế dùng thuốc cho con khi trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi. Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè, mẹ có thể xử lý theo những cách dưới đây để giảm khó chịu cho bé:
- Nhỏ nước muối sinh lý: Để làm loãng dịch mũi. Bố mẹ hãy nhỏ nước muối sinh lý vào 2 bên lỗ mũi cho bé sẽ có tác dụng thông mũi hiệu quả. Mẹ nên bế bé nằm ngửa, nhỏ nước muối vào từng bên mũi và lau sạch nước mũi chảy ra ngoài sau khoảng vài phút. Cũng cần lưu ý là không nên nhỏ mũi bằng nước muối quá 4 ngày liên tiếp để không làm khô dịch mũi của trẻ;
- Massage cánh mũi: Khi đã nhỏ nước muối sinh lý, mẹ hãy dùng ngón tay trỏ day nhẹ vào 2 bên lỗ mũi;
- Hút mũi: Nếu bé ngạt mũi nhiều và nhiều dịch nhầy, mẹ có thể mua dụng cụ về để hút mũi cho bé. Sau khi sử dụng, cần vệ sinh sạch sẽ và tiệt trùng dụng cụ bằng xà bông và rửa qua nước sôi;
- Tắm cho trẻ bằng nước ấm có nhỏ 1-2 giọt tinh dầu: Mẹ có thể dùng dầu bạc hà, dầu tỏi, dầu bưởi hoặc dầu tràm để cho vào nước tắm của con. Hít thở hơi nước có tinh dầu sẽ giúp mũi bé dễ thông hơn;
- Cho bé bú nhiều lần: Nếu trẻ sơ sinh bị ngạt mũi do ống mũi nhỏ, mẹ nên cho bé bú nhiều lần trong ngày hơn bình thường.
Một số lưu ý khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
- Tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh cho trẻ dưới 2 tháng tuổi nếu không có hướng dẫn của bác sĩ. Bởi bệnh không những không khỏi mà còn gây ra biến chứng nghiêm trọng nếu dùng sai thuốc;
- Không kiêng tắm vì trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, vi rút. Bạn có thể tắm nhanh cho bé ở nơi ấm áp, khuất gió;
- Không dùng miệng để hút chất nhầy từ mũi của trẻ. Vì vi khuẩn có thể lây từ miệng của người lớn cho trẻ nhỏ. Và còn tác động lên sụn mũi vốn rất mềm yếu của trẻ;
- Không áp dụng các mẹo dân gian không khoa học;
- Nên mặc đồ thoáng mát cho bé. Tránh quấn quá kín lúc trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi ban đêm vì dễ khiến trẻ bị bí, khó thở.
Những điều tuyệt đối cần tránh khi trẻ bị nghẹt mũi
Ba mẹ nên nhớ đừng bao giờ thực hiện 2 việc này nếu không muốn tình trạng nghẹt mũi của con nặng hơn:
- Hút mũi cho trẻ bằng miệng: sẽ làm cho vi khuẩn từ miệng người hút lây sang trẻ
- Sử dụng thuốc co mạch, thuốc kháng sinh cho trẻ mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
Khi triệu chứng nghẹt mũi của trẻ không có sự thuyên giảm, khả năng cao bé đã mắc các bệnh lý nguy hiểm hơn và cần được thăm khám. Hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để các bác sĩ giúp con hết bệnh ba mẹ nhé.