Trẻ sơ sinh hay giật mình, cách mẹ giảm bớt khó chịu cho bé

Hẳn các mẹ ai cũng quen thuộc với cảnh vừa đặt bé ngủ lại phải bế lên ngay. Khi bé yêu đã ngủ say trong vòng tay, mẹ rón rén cúi người đặt con vào cũi rồi thở phào: Bé đã ngủ! Nhưng chỉ một lát sau, bé bỗng dưng thức giấc và khóc ré khiến nhiều mẹ bối rối

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh hay giật mình là tình trạng bình thường và đa số sẽ biến mất sau khoảng 3 hoặc 4 tháng. Tuy nhiên giai đoạn này có thể kéo dài lâu hơn ở một số bé. Hãy đọc bài viết này để biết:

  • Vì sao trẻ hay giật mình thức giấc?
  • Trẻ sơ sinh hay giật mình có sao không?
  • Trẻ sơ sinh hay giật mình phải làm sao?

Vì sao trẻ hay giật mình thức giấc?

Trẻ sơ sinh giật mình là một trong những phản xạ tự nhiên xảy ra hầu hết ở các trẻ khi mới chào đời, tương tự như tìm vú mẹ, bú mẹ... Phản xạ giật mình (hay còn gọi là phản xạ Moro) là phản ứng bất ngờ theo bản năng khi cơ thể trẻ cảm thấy không được nâng đỡ hoặc khi trẻ bị tác động bởi tiếng ồn lớn hay chuyển động đột ngột. Đối với nhiều trẻ sơ sinh, kịch bản này xảy ra liên tục và tạo thành thói quen khiến các bậc cha mẹ lo lắng và vô cùng mệt mỏi.

Nguyên nhân là sau khi được sinh ra, bé sẽ chuyển từ môi trường trong bụng mẹ sang môi trường bên ngoài nên cơ thể tự tạo phản xạ giật mình để bảo vệ bản thân trước những nguy cơ đe doạ ở môi trường mới. Vì thế các mẹ có thể yên tâm vì đây là một phản xạ bình thường và hoàn toàn vô hại, khi bé được 3-6 tháng tuổi phản xạ này sẽ tự động biến mất.

Trẻ sơ sinh giật mình là một phản xạ tự nhiên (Ảnh: istockphoto)

Các giai đoạn khi xảy ra phản xạ giật mình của bé

Theo Bác sĩ Đàm Thị Quỳnh - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, khi xảy ra phản xạ giật mình, em bé của mẹ sẽ trải qua 2 giai đoạn là:

  • Giai đoạn 1: Cảm giác của bé sẽ giống như đang rơi tự do, phản ứng đầu tiên của bé với cảm giác này là nâng và duỗi tay, có bé còn bắt đầu thở hổn hển và bất an, quấy khóc.
  • Giai đoạn 2: Bé bắt đầu cuộn tay chân vào người, cơ thể trẻ sẽ trở về tư thế tương tự như thai nhi.

Mẹ cần biết rằng không có cách nào để ngăn cản phản xạ giật mình của trẻ xảy ra. Trong những tháng đầu đời, trẻ sơ sinh giật mình là phản xạ hoàn toàn bình thường.

Trẻ sơ sinh hay giật mình có sao không?

Hầu như bé sơ sinh nào cũng hay giật mình trong những tháng đầu tiên sau khi chào đời. Đa phần, trẻ hay giật mình trong giai đoạn 1 tháng tuổi. Sau đó, trẻ sẽ bắt đầu thích nghi với môi trường bên ngoài, hiện tượng giật mình sẽ giảm dần. Do đó các mẹ đừng lo trẻ sơ sinh hay giật mình có sao không nữa nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tin tốt lành là vấn đề trẻ ngủ hay giật mình thường biến mất sau khoảng 3 hoặc 4 tháng. Tuy nhiên giai đoạn này có thể kéo dài lâu hơn ở một số bé. Đây là lý do tại sao chúng ta thường quấn chặt trẻ từ khi mới sinh cho đến khi tình trạng bé hay giật mình khi ngủ biến mất.

Trẻ sơ sinh hay giật mình phải làm sao?

Phản xạ giật mình chỉ xảy ra trong vài giây ngắn ngủi, nhưng lại khiến bé thức giấc về đêm. Một số bé sau đó có thể ngủ lại, nhưng một số khác thì không. Trẻ hay giật mình sẽ quấy khóc khiến bố mẹ cũng phải thức theo.

Dưới đây là một số mẹo hay giúp mẹ phòng ngừa tối đa hiện tượng trẻ sơ sinh hay giật mình ban đêm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

1. Giữ bé ở gần cơ thể mình càng lâu càng tốt

Mẹ hãy ôm bé trong khi cúi dần xuống. Giữ bé gần ngực mình trong vài giây trước khi đặt bé lên tấm đệm. Khi bé đã nằm trên đệm rồi mẹ mới từ từ tách cơ thể mình ra. Bé sẽ cảm thấy an toàn khi có tấm nệm dưới lưng, và không bị giật mình tỉnh dậy.

Giữ bé ở gần cơ thể mình càng lâu càng tốt (Ảnh: istockphoto)

2. Quấn khăn để giảm tình trạng trẻ ngủ hay giật mình

Mẹ hãy quấn khăn mềm quanh bé. Làm như vậy bé sẽ có cảm giác thoải mái và an toàn như đang ở trong “ngôi nhà” tử cung của mẹ. Tuy nhiên, hãy cẩn thận và không quấn quá chặt để tránh nguy cơ loạn sản hông và khớp vai.

3. Nằm xuống giường cùng bé nếu trẻ sơ sinh hay giật mình

Chắc hẳn mẹ đã không có một giấc ngủ ngon trong vòng nhiều ngày vì trẻ con hay bị giật mình. Hãy nghỉ ngơi và nằm xuống giường, cho bé bú. Bé sẽ rời khỏi bầu vú mẹ và tự ngủ. Tất nhiên, khi đặt em bé ở bên cạnh hoặc trên bụng mình, hãy luôn đảm bảo đường thở của bé không bị che lấp. Mẹ chỉ cần quay đầu bé sang một bên để giữ cho mũi và miệng bé không bị vướng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
Nằm xuống giường cùng con khi bé bị giật mình (Ảnh: istockphoto)

4. Khuyến khích bé vận động để giảm tình trạng giật mình

Đôi khi trẻ sẽ cảm thấy không thoải mái nếu cả ngày bị quấn trong lớp tã chật cứng. Hãy cho trẻ vận động để tăng sức mạnh của các cơ bắp. Việc này tạo cho bé phản xạ kiểm soát vận động của mình. Cho bé nằm sấp và tự ngóc đầu lên. Mẹ có thể giữ bé trong lòng để bé tập kiểm soát đầu và cổ… Khi bé đã quen với các vận động, việc giật mình khi ngủ cũng sẽ giảm đi.

Hy vọng  với những thông tin trên sẽ giúp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh hay giật mình cho các mẹ đang nuôi con nhỏ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Mecoca