Có hay không việc trẻ em chết vì Covid-19? Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy coronavirus (covid-19) trên thực tế đã làm một bé trai 14 tuổi tử vong và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ em. Con số thực tế trẻ em bị ảnh hưởng bởi Covid-19 tính đến hiện tại là bao nhiêu? Mức độ ảnh hưởng của coronavirus lên trẻ em có tương tự như lên người lớn? Hãy cùng xem bài viết dưới đây nhé!
Ca tử vong đầu tiên vì Covid-19 là trẻ em
Trước đến nay mọi người vẫn cho rằng trẻ em thuộc nhóm ít có nguy cơ nhiễm căn bệnh viêm phổi chết người Covid-19 do virus SARS-CoV-3 gây ra. Đây là một trong những lý do nhiều chính phủ quyết định vẫn duy trì mở cửa trường học cho trẻ em, bên cạnh việc cha mẹ phải nghỉ làm để chăm sóc con cái ảnh hưởng đến kinh tế.
Tuy nhiên cho đến hiện tại, nghiên cứu quy mô nhất về tác động của coronavirus lên trẻ em đã cho thấy, dịch bệnh có tác động thực sự nghiêm trọng đến một số trẻ – khoảng 6% số trẻ nhiễm bệnh, trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi là nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất.
Ngày 7 tháng 2 vừa rồi, một ca trẻ em chết vì Covid-19 đã được xác nhận, bệnh nhân là một em bé 14 tuổi tại Trung Quốc. Thông tin chi tiết về ca nhiễm bệnh này lần đầu tiên được công bố trên trang của Viện Nhi khoa Hoa Kỳ.
Trong một động thái khác, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác nhận ca tử vong đầu tiên là trẻ em, đồng thời cũng cảnh báo chủng virus này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ.
Nghiên cứu từ nơi khởi nguồn dịch bệnh
2143 trẻ em sống ở Vũ Hán, nơi đại dịch bắt đầu và các vùng lân cận thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc là đối tượng của nghiên cứu này. Độ tuổi của trẻ dao động từ 1 ngày đến 18 tuổi. Kết quả là 90% các trường hợp không có triệu chứng, triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên 125 trẻ (5,9%) trong đó kể cả trường hợp trẻ em chết vì Covid-19 nói trên có diễn biến nghiêm trọng hoặc nguy kịch. Con số này ở người lớn là 20%.
Trong số 5,9% kể trên, 13 ca được xác định nguy kịch và trên bờ vực suy hô hấp hoặc suy tạng. Số còn lại được phân loại là nghiêm trọng vì những chuyển biến tồi tệ hơn về đường hô hấp.
Tỉ lệ các trường hợp nghiêm trọng và nguy kịch ở trẻ em dưới 1 tuổi là 10,6%; trẻ từ 1 – 5 tuổi là 7,3%, trẻ từ 6 – 10 tuổi là 4,2% và 3% ở trẻ từ 16 – 18 tuổi.
Hơn 1/3 số trẻ (khoảng 39%) tình trạng không nghiêm trọng kèm theo các triệu chứng như viêm phổi, các vấn đề về phổi được phát hiện qua chụp CT, tuy nhiên không có ca nào bị khó thở.
Khoảng 1 nửa số trẻ có triệu chứng nhẹ như sốt, mệt mỏi, ho, sung huyết, có thể buồn nôn hoặc tiêu chảy.
Vì sao cơ thể trẻ em phản ứng với coronavirus khác người lớn?
Về lý do tại sao Covid-19 gây nguy hiểm cho người lớn hơn cho trẻ em, các nhà nghiên cứu cho rằng trẻ em có nhiều kháng thể hơn vì hay mắc các bệnh về đường hô hấp theo mùa.
Ngoài ra, hệ miễn dịch của trẻ em vẫn đang trong quá trình phát triển, do đó cơ thể trẻ phản ứng với virus ít hơn so với người trưởng thành nên ít chịu ảnh hưởng hơn.
Theo người chịu trách nhiệm chính của nghiên cứu, giáo sư Shilu Tong phát biểu: “Lý do vì sao hầu hết các ca nhiễm Covid-19 ở trẻ em không nghiêm trọng như người lớn vẫn đang là một câu hỏi. Nguyên nhân có thể liên quan đến cả yếu tố phơi nhiễm và vật chủ.
Trẻ em thường được chăm sóc cẩn thận hơn ở nhà và do đó ít có cơ hội tiếp xúc với mầm bệnh và/hoặc người nhiễm bệnh. Ngoài ra cũng có suy đoán rằng trẻ em ít nhạy cảm với coronavirus do mức độ trưởng thành và hoạt động của ACE2 (thụ thể mà nCoV bám vào để nhân lên vào tế bào cơ thể người) ở cơ thể trẻ thấp hơn ở người lớn”.
Thí nghiệm trên chuột cho kết luận tương đồng
Kết quả này cũng trùng khớp với nghiên cứu của nhà vi khuẩn học Vineet Menachery thuộc Đại học Texas, người đã thí nghiệm cho chuột trưởng thành và chuột con lây nhiễm virus Sars – anh em của coronavirus. Kết quả thí nghiệm cho thấy virus làm hệ miễn dịch của những con chuột trưởng thành hơn phản ứng dữ dội hơn. Chính phản ứng dữ dội của hệ miễn dịch là nguyên nhân hủy hoại những con chuột, thậm chí còn tác hại hơn cả virus.
Theo Frank Esper – chuyên gia về bệnh truyền nhiễm trẻ em, có thể cái chúng ta cần tập trung vào không phải là virus mà chính là vật chủ bị nhiễm bệnh. Việc này cũng giống như cùng mắc bệnh phổi, tiểu đường hoặc cao huyết áp nhưng mức độ nghiêm trọng ở mỗi bệnh nhân là khác nhau do nhiều yếu tố liên quan đến bản thân sức khỏe của người bệnh. Việc tìm hiểu nguyên nhân sâu xa có thể có ích nhiều trong tương lai đấu tranh với chủng virus này của nhân loại.
Theo nzherald
Xem thêm
- Mang thai trong mùa dịch COVID-19, mẹ bầu nên làm gì để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi?
- Kinh nghiệm dạy trẻ về COVID-19 để bé không hoang mang trong mùa dịch
- Tủ thuốc gia đình cần có những gì trong mùa dịch bệnh Corona này?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!