Trẻ thường xuyên bị viêm amidan - Lý do tại sao và có cách nào phòng ngừa không?

Amidan là tuyến phòng thủ đầu tiên của hệ thống miễn dịch chống lại vi khuẩn và vi rút xâm nhập vào miệng trẻ. Chức năng này có thể làm cho amidan đặc biệt dễ bị nhiễm trùng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ bị viêm amidan, triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa
Viêm amidan là tình trạng viêm hai mô hình bầu dục ở phía sau cổ họng (trên thực tế là các hạch bạch huyết đóng vai trò thanh lọc vi khuẩn, vi rút muốn xâm nhập vào cơ thể thông qua đường mũi hoặc đường miệng).

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm amidan bao gồm sưng amidan, đau họng, khó nuốt và nổi hạch bạch huyết ở hai bên cổ.
Hầu hết các trường hợp viêm amidan là do nhiễm vi rút thường gặp, nhưng nhiễm khuẩn cũng gây viêm amidan.

Điều trị viêm amidan phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Phẫu thuật cắt bỏ amidan sẽ được thực hiện khi các phương pháp thông thường để điều trị viêm amidan không đáp ứng hoặc gây biến chứng nghiêm trọng.

Trẻ bị viêm amidan có triệu chứng như thế nào?

Viêm amidan thường ảnh hưởng nhất đến trẻ em trong độ tuổi mầm non và thanh thiếu niên. Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của viêm amidan bao gồm:
• Amidan đỏ, sưng
• Xuất hiện lớp phủ màu trắng hoặc vàng trên amidan
•Viêm họng
• Khó nuốt
• Sốt
• Sưng hạch bạch huyết ở cổ
• Rát họng, khàn tiếng
• Hơi thở hôi
• Đau bụng, đặc biệt ở trẻ nhỏ
• Cổ cứng
• Đau đầu

Nếu trẻ còn quá nhỏ để có thể mô tả cảm giác của chúng, dấu hiệu của viêm amidan có thể bao gồm:

• Chảy nước dãi do khó nuốt hoặc đau đớn
• Bỏ ăn
• Quấy khóc bất thường

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Mẹ hãy gọi bác sĩ nếu con có triệu chứng:
• Đau họng không thuyên giảm trong vòng 24 đến 48 giờ
• Khó nuốt, đau họng
• Người yếu, mệt mỏi hoặc quấy khóc

Cần đưa con đi khám ngay lập tức nếu con bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

• Khó thở
• Nuốt rất khó khăn
• Chảy nước dãi nhiều

Nguyên nhân trẻ bị viêm amidan

trẻ bị viêm amidan

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Viêm amidan thường do vi rút gây ra, nhưng nhiễm khuẩn cũng có thể là nguyên nhân.
Vi khuẩn gây viêm amidan phổ biến nhất là Streptococcus pyogenes (liên cầu nhóm A), loại vi khuẩn gây viêm họng. Các chủng strep và vi khuẩn khác cũng có thể gây viêm amidan.

Tại sao amidan bị viêm nhiễm?

Amidan là tuyến phòng thủ đầu tiên của hệ thống miễn dịch chống lại vi khuẩn và vi rút xâm nhập vào miệng trẻ. Chức năng này có thể làm cho amidan đặc biệt dễ bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, chức năng miễn dịch của amidan giảm sau tuổi dậy thì – điều này có thể giải thích vì sao viêm amidan hiếm gặp ở người lớn.

Các yếu tố nguy cơ:

•Trẻ còn nhỏ. Viêm amidan thường xảy ra với trẻ em. Viêm amidan do vi khuẩn gây ra thường gặp ở trẻ từ 5 đến 15 tuổi, trong khi viêm amidan do virus phổ biến ở trẻ bé hơn.
• Thường xuyên tiếp xúc với vi trùng. Trẻ em tuổi đi học thường xuyên tiếp xúc với vi-rút hoặc vi khuẩn có thể gây viêm amidan.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Biến chứng

Viêm amidan thường xuyên (mãn tính) có thể gây ra các biến chứng như:
• Khó thở
• Làm gián đoạn hơi thở trong khi ngủ (ngưng thở khi ngủ)
• Nhiễm trùng lan rộng vào mô xung quanh (viêm mô tế bào)
• Nhiễm trùng dẫn đến áp xe

Phòng ngừa viêm amidan cho trẻ

Trẻ bị viêm amidan và cách phòng ngừa- ảnh theasianparent singapore

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Virus và vi khuẩn gây viêm amidan dễ lây lan. Do đó, cách phòng ngừa tốt nhất là giữ vệ sinh. Hãy nhắc con:
• Rửa tay thật kỹ và thường xuyên, nhất là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn
• Tránh dùng chung thức ăn, ly uống nước, hoặc đồ dùng khác
• Thay thế bàn chải đánh răng sau khi được chẩn đoán bị viêm amidan
• Giữ trẻ ở nhà khi trẻ bị bệnh
• Dạy trẻ ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy
• Nhắc trẻ rửa tay sau khi hắt hơi hoặc ho

Nguồn: mayoclinic

Theo: https://vn.theasianparent.com

Xem thêm các bài viết khác:

Viêm tai giữa ở trẻ em – Nếu mẹ không để ý có thể gây biến chứng nguy hiểm cho con.

Những câu hỏi thường gặp về bệnh tai – mũi – họng ở trẻ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Mecoca