Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không và những lưu ý quan trọng dành cho ba mẹ!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào mức độ bệnh của trẻ và cách chăm sóc cũng như chế độ dinh dưỡng của ba mẹ dành cho trẻ.

Dấu hiệu trẻ bị thiếu máu ba mẹ chớ bỏ qua

Trẻ bị thiếu máu là cơ thể của con đang ở trong tình trạng giảm lượng hemoglobin hay khối lượng hồng cầu dưới giới hạn bình thường của trẻ ở độ tuổi đó.

Thiếu máu đồng nghĩa với nguy cơ cơ thể trẻ sẽ không được cung cấp đủ oxy đi nuôi cơ thể.

Theo Tổ chức y tế thế giới, trẻ sẽ được chẩn đoán là thiếu máu khi lượng hemoglobin trong hồng cầu ở dưới giới hạn sau:

Trẻ 6 tháng đến 6 tuổi: hemoglobin dưới 110 g/l

Trẻ 6 tuổi đến 14 tuổi: hemoglobin dưới 120 g/l

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những triệu chứng thường gặp cho thấy trẻ có thể bị thiếu máu là da dẻ trẻ tái nhợt, môi và móng không hồng hào. Những thay đổi này thường diễn ra rất chậm, vì vậy rất khó phát hiện.

Ngoài những biểu hiện trên thì trẻ bị thiếu máu còn có thể gặp phải các triệu chứng khác như:

  • Cáu gắt.
  • Mệt mỏi.
  • Chóng mặt, choáng váng, tim đập nhanh.
  • Nếu thiếu máu do tình trạng hủy hoại các tế bào hồng cầu quá mức, triệu chứng có thể sẽ bao gồm vàng da (vàng cả da và lòng trắng của mắt), nước tiểu có màu vàng sậm như nước trà.

Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không và những lưu ý dành cho ba mẹ

Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không?

Tình trạng bệnh lý thiếu máu có thể xảy ra với trẻ ở mọi lứa tuổi và phần lớn thường là do nhu cầu dinh dưỡng không được đáp ứng đầy đủ khiến trẻ bị thiếu sắt.

Theo các nghiên cứu cho thấy, thiếu máu có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển thể chất cũng như não bộ của trẻ. Rối loạn hành vi, suy giảm hoạt động thể chất, không có khả năng tập trung trong học tập, … là những hệ quả có thể thấy đối với trẻ bị mắc bệnh thiếu máu.

Máu làm nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng và oxy duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể. Do vậy thiếu máu sẽ ảnh hưởng tới chức năng của hầu hết các cơ quan. Mức độ ảnh hưởng có thể từ ít tới nhiều. Thậm chí nguy kịch tới tính mạng của trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào mức độ bệnh của trẻ

Cách điều trị dành cho trẻ bị thiếu máu

Ngay khi thấy con có các biểu hiện như trên thì ba mẹ cần đưa bé đi khám để xác định chính xác xem có phải bé bị thiếu máu hay không.

Với các trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt, bé sẽ được kê thuốc ở dang nhỏ giọt, siro, thuốc dạng vỉ (tùy theo độ tuổi của bé) với mục đích giúp tái tạo và xây dựng thêm lượng sắt, từ đó tăng số lượng hồng cầu của cơ thẻ trẻ.  Ngoài ra cần kết hợp với việc điều chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung các món giàu sắt thì dần dần trẻ sẽ khỏi bệnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trường hợp trẻ đang trong độ tuổi dậy thì thì việc điều trị sẽ được thực hiện bằng cách cân bằng lại hoóc môn nhằm điều hòa máu huyết.

Bệnh thiếu máu do bị nhiễm trùng sẽ tự động cải thiện khi bệnh nhiễm trùng được chữa trị hoặc khi trẻ khỏi bệnh. Nếu trẻ đang dùng thuốc để chữa bệnh khác và gây ra bệnh thiếu máu này thì bác sĩ sẽ cho dừng thuốc đó lại hoặc thay bằng thuốc khác để không gây ra tác dụng phụ này nữa.

Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không và những lưu ý về chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên tắc chăm sóc trẻ bị thiếu máu

Một em bé bị thiếu máu thường có xu hướng mệt mỏi, không thể hoạt động hoạt bát trong một khoảng thời gian kéo dài như những trẻ bình thường khác. Chính vì vậy mà ba mẹ cần ghi nhớ kĩ các nguyên tắc chăm sóc trẻ khi con bị thiếu máu như:

– Lên thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ sao cho có thể đảm bảo được lượng sắt con cần theo độ tuổi.

– Cho trẻ uống thuốc bổ sung sắt theo chỉ định của bác sĩ.

– Nên cho trẻ vận động hợp lý và chọn các môn thể thao vừa sức trẻ, tránh để trẻ bị mệt quá mức.

Đồng thời nếu con đã từng có tiền sử thiếu máu thì ba mẹ cần theo dõi các biểu hiện bên ngoài bất thường của trẻ để kịp thời đưa con đi khám.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương