Trẻ bị nhiệt miệng và sốt - Nguyên nhân và cách khắc phục là gì?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ bị nhiệt miệng và sốt là hiện tượng phổ biến nhiều ở trẻ em. Bệnh khiến trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, quấy khóc và biếng ăn khiến phụ huynh lo lắng. Bài viết dưới đây hi vọng sẽ phần nào giúp ích cho các mẹ trong vấn đề này.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là vết loét nhỏ, nông xuất hiện ở niêm mạc miệng. Các vết loét ban đầu có màu trắng, sau đó chuyển sang màu vàng. Vùng da xung quanh vết loét thường sưng đỏ khi ăn thậm chí cả khi nuốt nước bọt.

Các triệu chứng nhiệt miệng ?

  • Một hoặc nhiều vết đốm đỏ hoặc vết sưng phát triển thành vết loét mở
  • Khu vực trung tâm có màu trắng hoặc màu vàng
  • Kích thước thường chỉ dưới 1cm
  • Khi bắt đầu lành thường có màu xám.

Các triệu chứng ít gặp hơn có thể gồm:

  • Sốt đột ngột
  • Khó chịu, nhăn nhó, uể oải
  • Sưng nướu răng có thể chảy máu
  • Đau trong miệng
  • Trẻ biếng ăn, cảm giác không muốn ăn
  • Sưng hạch bạch huyết

Tình trạng của những cơn đau thường kéo dài trong khoảng 7-10 ngày. Có thể mất 1 -3 tuần để vết loét có thể lành hoàn toàn. Những vết thương loét to hơn có thể thời gian phục hồi lâu hơn.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng và sốt là gì?

Có nhiều yếu tố liên quan đến việc trẻ bị nhiệt miệng và sốt. Vết loét trên miệng trẻ có thể bị gây ra bởi:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Một số loại thực phẩm có thể gây các tổn thương như: sô cô la, phô mai, trái cây cam quýt, khoai tây
  • Do chấn thương từ bàn chải đánh răng, trong quá trình vệ sinh răng miệng đánh răng mạnh gây xước chảy máu
  • Bỏng do trẻ ăn thức ăn nóng
  • Trẻ phản ứng với một số loại thuốc
  • Thiếu vitamin, bao gồm thiếu máu do thiếu sắt và thiếu folate, kẽm hoặc vitamin B2
  • Dinh dưỡng kém
  • Nhiễm trùng miệng
  • Do sự cọ xát thường xuyên với răng nhọn
  • Suy giảm miễn dịch ( có thể trẻ đang mắc một bệnh nào khác)
  • Nhiễm virus
  • Kích thích từ thuốc sát trùng mạnh như nước súc miệng
  • Chấn thương do trẻ cắn trúng môi/má/lưỡi.

Khi trẻ bị nhiệt miệng mẹ cần phải làm gì?

Hầu hết những trường hợp nhiệt miệng ở trẻ em không quá nguy hiểm và có sẽ nhanh chóng tự khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, nó vẫn gây khó chịu và đau đớn cho bé. Cha mẹ có thể áp dụng những biện pháp chữa nhiệt miệng sau đây để giúp con dễ chịu hơn.

  • Cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm hoặc nước muối pha loãng. Súc miệng nước muối ít nhất 4 lần mỗi ngày cho đến khi vết thương lở lành hẳn
  • Uống nhiều nước: Mất nước chỉ làm tình trạng lở loét thêm nghiêm trọng. Các vết lở có thể khiến bé đau và không muốn ăn uống. Mẹ nên chắc rằng con vẫn đang nạp đủ lượng nước mỗi ngày. Khích lệ bé rằng thường xuyên uống nước sẽ khiến nhiệt miệng nhanh khỏi hơn
  • Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho trẻ dùng một số loại thuốc và gel trị loét miệng bày bán rộng rãi trong các tiệm thuốc tây. Đa số các loại thuốc khá an toàn cho trẻ. Lưu ý nhỏ đối với những bé bị dị ứng, mẹ nên nhờ bác sĩ kiểm tra thành phần thuốc trước khi cho con sử dụng
  • Dùng bàn chải mềm: bàn chải mềm sẽ giúp trẻ đỡ đau hơn khi đụng phải những vết loét
  • Cho trẻ ăn thức ăn lỏng: bị nhiệt miệng sẽ làm con không muốn ăn uống gì hết. Mẹ nên cho ăn những thức ăn dạng lỏng và tránh thức ăn rắn/đặc/cay/nóng hay đồ ăn có vị mặn vì có thể ảnh hưởng đến vết loét
  • Mật ong cũng giúp điều trị nhiệt miệng. Tuy nhiên, mẹ nên cẩn thận không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.

Khi nào mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ?

Trường hợp cha mẹ cần đưa con đến bác sĩ nếu có dấu hiệu sau đây:

  • Vết nhiệt miệng không lành sau 14 ngày
  • Sút cân nhiều
  • Đau miệng nhiều hơn
  • Đau ở vùng bụng
  • Sốt cao bất thường
  • Dấu hiệu nhiễm trùng quanh vết loét miệng
  • Dấu hiệu mất nước (nước tiểu ít, rất khát, khô miệng, chóng mặt)
  • Phân có lẫn máu và chất nhầy
  • Viêm loét da xung quanh hậu môn
  • Khó nuốt

Cách kiểm tra tình trạng sốt và biện pháp phòng nhiệt miệng cho trẻ?

Cách kiểm tra tình trạng sốt: Bạn sử dụng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ của bé, không nên sử dụng nhiệt kế thủy ngân. Nhiệt độ tai thường không chính xác với trẻ trước 6 tháng tuổi. Bố mẹ lưu ý cẩn thận khi sử dụng nhiệt kế trực tràng vì nó có thể gây lây truyền các vi trùng từ phân ra môi trường xung quanh.

Phòng chống nhiệt miệng hiệu quả nhất là tránh các hoạt động làm tổn thương niêm mạc miệng. Ngoài ra, bố mẹ cần nhắc nhở trẻ thực hiện một số việc đơn giản như sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Vệ sinh răng miệng mỗi ngày
  • Tránh ăn uống quá khuya
  • Tập thói quen súc miệng nước muối mỗi ngày
  • Hạn chế ăn đồ xào, cay nóng, nhiều mỡ, uống nhiều nước.

Trên đây là những điều mà các mẹ cần biết về nhiệt miệng và sốt thường gặp ở trẻ . Hy vọng qua bài viết các mẹ sẽ có cách phòng, xử lý khi trẻ bị nhiệt miệng và sốt để giúp cho bé luôn khỏe mạnh, năng động trong cuộc sống!

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi