Trẻ bị ngạt mũi về đêm các mẹ cần phải có các biện pháp hiệu quả

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ bị ngạt mũi về đêm là bệnh không hiếm gặp. Tuy không quá nguy hiểm nhưng sẽ dẫn đến thiếu oxy ảnh hưởng đến trẻ. Vậy khi trẻ bị ngạt mũi về đêm nên làm gì để giúp trẻ dễ chịu hơn? Hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây ba mẹ nhé!

Tuy không quá nguy hiểm nhưng ngạt mũi về đêm sẽ dẫn đến thiếu oxy ảnh hưởng đến trẻ.

Hiện tượng trẻ bị ngạt mũi

Nghẹt mũi là tình trạng khoang mũi bị tắc nghẽn do dịch nhầy ngăn bít. Làm hẹp đường di chuyển của không khí khiến việc hít thở trở nên khó khăn.

Tình trạng này đặc biệt về đêm thường khiến trẻ cảm thấy khó chịu vì thở khó khăn, Phải hít thở bằng miệng. Nghẹt mũi không làm bé bị chảy nước mũi nhưng trẻ gặp rắc rối khi ngủ.

Đi cùng với nghẹt mũi là con sẽ ho liên tục bởi khi nghẹt mũi trẻ thở bằng miệng nhiều hơn. Chất nhầy nghẹt mũi lâu ngày có thể chảy xuống họng làm con ngứa cổ họng, gây ho có đờm. Bé nghẹt mũi và ho kéo dài dễ dẫn đến viêm họng, ho khan, nôn mửa, khô tím môi…

Thể nhẹ: Bé hắt hơi, chảy nước mũi và xuất hiện vảy đặc trong mũi. 

Thể nặng: Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có đờm thường bị ngứa rát cổ họng, viêm họng, ho khan. Nghiêm trọng hơn là sau khi ăn no bé có thể nôn ngay dù chỉ ho nhẹ.

Nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi về đêm

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho nghẹt mũi. Cụ thể:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé bị cảm lạnh

Cảm lạnh là nguyên nhân phổ biến làm cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó chịu. Con có thể bị nhiễm lạnh cả khi trời mưa hay trời nắng và có nhiệt độ cao. Môi trường nhiệt độ thấp hoặc nằm điều hòa không đúng cách cũng khiến trẻ cảm lạnh. Bởi vốn trẻ có sức đề kháng vô cùng non yếu. Các bé bị nghẹt mũi do cảm lạnh thường có triệu chứng sốt nhẹ, chảy nước mắt, hắt hơi…

Bé bị cảm cúm

Trẻ từ 6 tháng trở lên thì mới bắt đầu tiêm vắc-xin phòng chống cúm. Nhưng trước thời gian này bé hoàn toàn có thể bị nhiễm bệnh. Những biểu hiện cụ thể là ngạt mũi, khó thở, thở khò khè… Ngoài ra, bé yêu của bạn còn có những biểu hiện chán ăn, bỏ bú, sốt nhẹ, đau họng.

Bé bị dị ứng

Cơ thể của bé con rất nhạy cảm với môi trường xung quanh. Chính vì thế bé dễ bị dị ứng với độ ẩm, khói bụi trong không khí. Đặc biệt, thể chất của bé rất mẫn cảm khi thời tiết thay đổi bất thường. Thời tiết thay đổi khiến cơ thể non nớt không thích ứng kịp dễ gây ho, nghẹt mũi, viêm họng.

Đừng để ngạt mũi phá hỏng giấc ngủ của con bạn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có vật gì đó rơi vào trong mũi của bé

Trong lúc không chú ý, đã có vật gì đó rơi vào khiến bé bị nghẹt mũi. Điều này sẽ làm cho trẻ bị khó thở khi ngủ hoặc ngạt mũi có đờm. Nguy hiểm hơn, trẻ có thể bị suy hô hấp hay khiến bé bị chảy máu mũi.

Các biện pháp cần làm ngay

Kê cao gối và day cánh mũi cho trẻ khi ngủ

Khi trẻ bị ngạt mũi về đêm, mẹ hãy kê cao gối của bé hơn thường ngày để bé dễ thở. Cùng với đó, mẹ nên dùng 2 mu bàn tay day day cánh mũi cho bé. Bé sẽ dễ chịu hơn rất nhiều và từ đó sẽ ngủ ngon hơn.

Hút dịch và nhỏ mũi

Trước khi cho bé ngủ, mẹ cần hút sạch dịch mũi cho bé. Tránh bé khò khè lúc ngủ, ngủ không ngon giấc.

Mẹ có thể dùng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% để làm loãng dịch mũi. Kết hợp massage nhẹ nhàng hai bên mũi cho trẻ.

Sau đó đợi khoảng từ 30 giây đến 1 phút khi nước muối sinh lý thấm vào. Dùng bóng hút, hút đờm nhớt và dịch mũi ra.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trước khi cho bé ngủ, mẹ cần hút sạch dịch mũi cho bé

Cho bé uống nước

Nếu bị nghẹt mũi khi ngủ, bé sẽ phải thở bằng miệng và điều này sẽ trẻ dễ bị mất nước. Do vậy, trước khi ngủ, bạn nên chú ý bổ sung thêm nước lọc, nước ép trái cây… cho trẻ. 

Tuy nhiên, không nên cho bé uống quá nhiều nước, vì sẽ khiến bé hay đi tiểu vào ban đêm. Làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Mẹ chỉ nên cho bé uống 1 cốc nước và nên uống trước khi ngủ khoảng 1 giờ.

Xông hơi

Cha mẹ có thể xông hơi cho trẻ trước khi ngủ để bé cảm thấy thoải mái và ngủ ngon hơn. Mẹ có thể sử dụng một chậu nước nóng, pha thêm 2 – 3 giọt tinh dầu để xông hơi cho trẻ. 

Dịch đờm trong mũi họng sẽ dễ dàng thoát ra nhờ được hít thở hơi nước nóng. Giúp ngăn ngừa tình trạng nghẹt mũi về đêm cho trẻ. Lưu ý, không nên dùng nước quá nóng, cho trẻ hít quá gần, quá lâu khiến trẻ bị ngộp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trên đây là cách xử lí khi trẻ bị ngạt mũi về đêm bạn có thể thực hiện. Một giấc ngủ ngon sẽ dẫn đến ngày mới khỏe khoắn. Đừng để ngạt mũi phá hỏng giấc ngủ của con bạn.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

myngoc