Trẻ ăn dặm ngày mấy lần là hợp lí? Lượng thức ăn tùy thuộc vào tháng tuổi và nhu cầu dinh dưỡng riêng cùa từng trẻ. Do trẻ vẫn còn bú mẹ không nên quá cứng nhắc khi chọn thời gian ăn dặm cho trẻ, chỉ cần đảm bảo trẻ được cho ăn dặm ngày 2 bữa, thời gian mỗi bữa cách xa nhau tùy thuộc vào sự sắp xếp của mẹ. Bài viết sẽ giúp mẹ có thêm những thông tin sau:
- Mẹ nên cho bé ăn dặm với tần suất thế nào?
- Nên cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm ngày mấy lần?
- Bé ăn dặm ngày mấy lần khi được 7 – 9 tháng?
- Trẻ ăn dặm ngày mấy lần – Giai đoạn 9 – 12 tháng?
- Một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm
Mẹ nên cho bé ăn dặm với tần suất thế nào?
Với những trẻ dưới 1 tuổi, nguồn sữa mẹ và sữa công thức nên là nguồn dinh dưỡng chính, mẹ có thể kết hợp cho trẻ ăn dặm nhưng sữa vẫn nên chiếm 70% khẩu phần ăn của bé.
Việc ăn dặm sớm khiến trẻ bỏ bú sữa mẹ hoặc giảm lượng sữa bú mỗi ngày, song song đó việc hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn cũng không cao. Vào giai đoạn những tháng đầu, hệ tiêu quá của trẻ chưa phát triển toàn diện, việc tiếp xúc với thức ăn quá sớm sẽ gây tình trạng dị ứng thức ăn.
Theo đó, trẻ nên ăn dặm sớm nhất vào tháng thứ 5, và phù hợp nhất vào tháng thứ 6. Chế độ ăn dặm của trẻ được chia theo từng giai đoạn tháng tuổi: 5 – 6 tháng, 7 – 9 tháng và 9 – 12 tháng là hợp lí nhất.
Mẹ nên cân bằng các loại thực phẩm để trẻ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng (Ảnh: istockphoto)
Khi mới bắt đầu ăn, mẹ có thể cho trẻ ăn bột trong 1 khoảng thời gian ngắn. Ba mẹ cũng cần tôn trọng khả năng ăn của bé, có bé ăn nhiều, có bé ăn ít. Trẻ biếng ăn trong giai đoạn ăn dặm cũng không nên chia thành quá nhiều bữa, lưu ý trước 1 tuổi sữa vẫn là thức ăn chính của trẻ, do đó không nên quá áp lực với chuyện ăn dặm.
Nên cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm ngày mấy lần?
Ở tháng ăn dặm đầu tiên, bé chỉ cần bắt đầu với 1 bữa ăn dặm/ngày là đủ. Bởi ở thời điểm này trẻ mới chỉ trong giai đoạn tập nuốt và làm quen với thức ăn. Lượng ăn của con cũng rất ít (từ 10-15ml/bữa và tăng dần theo các ngày).
Lịch ăn mẹ có thể áp dụng như sau:
- Buổi sáng lúc bé ngủ dậy: Cho bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
- Giữa buổi: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
- Buổi trưa: Ăn bột/ cháo loãng/ rau củ nghiền.
- Giữa chiều: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
- Buổi tối: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
- Trước khi bé đi ngủ: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
Với bé ăn theo phương pháp BLW thì có thể gộp luôn bữa sữa và bữa ăn thành một bữa, chọn thời điểm bé thoải mái, tỉnh táo nhất trong ngày để cho con ăn.
Bé ăn dặm ngày mấy lần khi được 7 – 9 tháng?
Lịch ăn của bé có thể thực hiện như sau:
- Buổi sáng khi bé ngủ dậy: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức
- Giữa buổi sáng: Sữa
- Buổi trưa: Ăn dặm
- Giữa chiều: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức
- Buổi tối: Ăn dặm
- Trước khi đi ngủ: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức
- Trẻ từ 7 đến 9 tháng sẽ ăn khoảng 5 lần trong 1 ngày (Ảnh: istockphoto)
Trẻ vẫn cần ăn sữa theo nhu cầu. Với các bé ăn sữa bột nên giảm xuống khoảng 5 bữa/ngày. Lượng thức ăn dặm giờ đây chiếm từ 60-70% lượng thức ăn một ngày của bé. Phần lớn trẻ bắt đầu chuyển sang 2 bữa ăn dặm/ngày.
Đặc điểm thức ăn được chế biến trong giai đoạn này là thức ăn có độ đặc và mềm như mứt. Mẹ có thể cho bé tập dùng lưỡi nghiền thức ăn bằng cách nhai các lát đậu hũ non hoặc loại thức ăn mềm xúc thành lát nhỏ.
Trẻ ăn dặm ngày mấy lần – Giai đoạn 9 – 12 tháng?
Một trong những mốc thay đổi lớn của bé vào những tháng này là sữa từ chỗ là thức ăn chính đã dần dần được thay thế bằng thức ăn dặm với tỉ lệ lên tới 60-65%. Do đó mẹ cần lưu ý về thành phần dinh dưỡng đa dạng cũng như đảm bảo đầy đủ các nhóm chất của món ăn.
Đây cũng là thời điểm bé đã gần như chuyển sang ăn 3 bữa ăn dặm một ngày (có thể là 3 bữa chính với cháo, cơm nát… hoặc 2 bữa chính và 1 bữa phụ với hoa quả, sữa chua, bánh…).
Lịch ăn dành cho bé có thể thực hiện như sau:
- Buổi sáng sau khi bé thức dậy: Cho bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức
- Giữa buổi sáng: Bữa phụ nhẹ như sữa, hoa quả… hoặc không cần ăn nếu bé không đói
- Buổi trưa: Ăn bữa trưa với cơm nát kèm thức ăn, rau củ mềm
- Giữa chiều: Cho bé ăn hoa quả, sữa chua, các món ăn nhẹ…
- Buổi tối: Ăn tối với thực đơn đa dạng.
- Trước khi bé đi ngủ: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
- Trẻ từ 9 đến 12 tháng sẽ gần như ăn 3 bữa một ngày như người trưởng thành (Ảnh: istockphoto)
Một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm
Sau khi đã biết nên cho bé ăn dặm ngày mấy lần, mẹ cũng cần ghi nhớ các lưu ý sau khi cho trẻ ăn dặm:
- Cho bé ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều. Trong những lần ăn đầu tiên bé có thể chỉ ăn được 1 – 2 thìa thức ăn, sau đo tăng dần lượng ăn
- Khi lượng thức ăn dặm tăng dần thì bé sẽ bú hoặc uống sữa ít hơn, tuy nhiên khi trẻ dưới 1 tuổi thì sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính.
- Mẹ cần theo dõi để phát hiện kịp thời các dấu hiệu dị ứng thức ăn ở trẻ như chướng bụng đầy hơi, nổi ban đỏ trên da, chảy nước mũi, phân lỏng, ban đỏ xung quanh hậu môn, quấy khóc… Cần ngưng cho trẻ sử dụng thức ăn và đưa trẻ đi khám
- Bổ sung các loại thực phẩm tùy theo số tháng tuổi của bé.
Một trong những lưu ý đặc biệt quan trọng khi cho trẻ ăn dặm đó là không nêm bất kì gia vị vào thức ăn của trẻ. Vì các thực phẩm khi chế biến đã có sẵn vị ngọt, mặn tự nhiên nên bố mẹ không cần bổ sung thêm muối, đường hay hạt mêm vào. Điều này về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, bố mẹ có thể đã vô tình tạo nên thói quen ăn mặn cho trẻ ngay từ nhỏ.