Trẻ 14 tháng khóc đêm: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Thiếu canxi liên quan đến chứng còi xương là một nguyên nhân thường gặp ở những bé hay khóc đêm. Cơ thể bé không bổ sung đủ hàm lượng canxi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động truyền dẫn thần kinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hiện tượng trẻ 14 tháng tuổi khóc đêm không phải là hiếm gặp. Vậy đâu là nguyên nhân khiến trẻ bị như vậy và có cách nào khắc phục điều này hay không? Hãy cùng chúng tôi tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

  • Nguyên nhân làm trẻ 14 tháng khóc đêm
  • Trẻ 14 tháng khóc đêm ảnh hưởng như thế nào?
  • Cách phòng tránh trẻ 14 tháng khóc đêm

Nguyên nhân làm trẻ 14 tháng khóc đêm

Bé tè dầm

Khi trẻ 14 tháng khóc đêm, việc đầu tiên bạn nên nghĩ đến là tã của trẻ quá ướt. Da của trẻ rất nhạy cảm nên khi tiếp xúc nước tiểu sẽ làm ngứa ngáy dẫn đến khóc to. Đó cũng là một trong những dấu hiệu báo cho mẹ biết cần phải thay tã cho bé.

Mọc răng sữa

Mọc răng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ 14 tháng khóc đêm. Đa phần, khi mọc răng các trẻ đều có dấu hiệu của sốt và thậm chí sốt cao. Từ đó làm bé khó chịu và hay khóc đêm. Vì vậy, khi bé mọc răng bạn nên chịu khó dỗ dành để bé vơi bớt cảm giác khó chịu.

Mọc răng là một trong những nguyên nhân làm trẻ hay khóc đêm.

Hệ tiêu hóa không tốt

Độ tuổi này dường như trẻ chưa biết nói, nên khi thấy trẻ khóc đêm bạn nên quan sát kỹ. Chẳng hạn, bạn quan sát xem bụng bé có phình to hay đánh rấm không? Vì rất có thể trẻ bị đầy bụng, chướng bụng, ăn không tiêu. Gặp trường hợp này, bạn nên đưa trẻ đi bác sĩ giúp cải thiện triệu chứng khó tiêu ở trẻ.

Hoạt động quá mức vào ban ngày

Cho trẻ hoạt động vui chơi quá mức cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ hay khóc vào ban đêm. Khi cho bé hoạt động quá mức vào ban ngày sẽ làm não bộ bé hung phấn. Vì bé còn nhỏ, hệ thống thần kinh chưa hoàn thiện khiến cho trẻ thường la khóc trong lúc ngủ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé bất ngờ bị rời mẹ sẽ hay khóc ban đêm

Mẹ là người luôn bên cạnh chăm sóc, ẵm bồng nên bé thường quen hơi ấm. Việc bất ngờ rời khỏi mẹ tạo cho bé cảm giác bất an, điều này cũng làm trẻ khóc đêm. Những lúc này, người thân nên nhẹ nhàng vỗ về để trẻ nhanh chóng thích nghi.

Nhiệt độ trong phòng thay đổi đột ngột

Cơ thể bé còn nhỏ nên chưa thể nào tự điều chỉnh được thân nhiệt. Khi nhiệt độ phòng thay đổi đột ngột sẽ làm bé không thích nghi được. Vì vậy, gia đình nên chú ý nhiệt độ trong phòng của trẻ. Nhiệt độ ở đây không nên nóng quá hoặc lạnh quá. Tốt nhất là bạn nên mặc áo ấm cho trẻ hơn là đắp chăn.

Bé thiếu canxi

Thiếu canxi liên quan đến chứng còi xương là một nguyên nhân thường gặp ở những bé hay khóc đêm. Cơ thể bé không bổ sung đủ hàm lượng canxi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động truyền dẫn thần kinh. Từ đó khiến trẻ nhỏ thường xuyên bị giật mình, khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Mẹ có thể nhận biết được bé thiếu canxi như: thấy bé chậm mọc răng, hay ra mồ hôi,…

Khóc đêm khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ 14 tháng khóc đêm ảnh hưởng như thế nào?

Việc trẻ quấy khóc, không chịu ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ. Đồng thời, nó còn để lại những hậu quả cho cả mẹ và bé.

Ảnh hưởng đến trẻ

  • Chậm phát triển trí tuệ và làm giảm khả năng nhận thức, học tập.
  • Hormone tăng trưởng bị giảm sút, trẻ chậm tăng cân và chiều cao ít phát triển.
  • Hệ thống miễn dịch và tiêu hóa của trẻ bị ức chế.
  • Tăng áp lực máu não, huyết áp cao.
  • Áp lực lớn lên tim, dẫn đến tim đập nhanh, sức khỏe của bé sẽ không được đảm bảo.

Ảnh hưởng đến mẹ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Mẹ thường xuyên bị mất ngủ, không đủ giấc. Từ đó mẹ dễ bị stress, thậm chí dẫn đến trầm cảm sau sinh.
  • Do không ngủ được nên sữa mẹ hay bị tắt, không đủ để nuôi con.
  • Sức khỏe mẹ không đảm bảo, mệt mỏi và thèm được ngủ.

Cách phòng tránh tình trạng trẻ 14 tháng khóc đêm

Phải thay tã của trẻ khi tã chứa đầy nước tiểu.

Để phòng tránh hiện tượng trẻ 14 tháng khóc đêm, ba mẹ cần chú ý những điều sau:

  • Thường xuyên xem tã của bé. Nếu tã bé ướt thì phải thay liền.
  • Cần có thời gian biểu liên quan đến hoạt động ăn, ngủ và vui chơi cho trẻ hợp lý.
  • Mẹ cần để trẻ tiếp xúc nhiều với người thân trong gia đình. Việc này sẽ giúp trẻ quen hơi và không khóc đôi khi phải rời xa mẹ.
  • Các mẹ không nến quấn bé quá chặt trong chăn. Việc này sẽ làm thân nhiệt của trẻ tăng cao. Để trẻ có giấc ngủ sâu nên để trẻ ngủ nơi thoáng mát, sạch sẽ, nhiệt độ phù hợp.
  • Cung cấp cho trẻ nhiều thức ăn giàu canxi như: phô mai, sữa, các loại rau có lá xanh sẫm,…

Để trẻ phát triển tốt, ba mẹ cần nắm các nguyên nhân của hiện tượng trẻ 14 tháng khóc đêm. Đồng thời cần phải biết những cách phòng tránh. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp các ba mẹ có phương pháp nuôi con tốt nhất.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

myngoc