Trầm cảm khi mang thai - Triệu chứng thường gặp và cách giúp mẹ bầu thoát khỏi tình trạng nguy hiểm này

Dấu hiệu nào cho biết mẹ đã bị trầm cảm khi mang thai? Nên làm gì khi phát hiện mình đã mắc phải căn bệnh này?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trầm cảm khi mang thai là căn bệnh rất dễ mắc phải ở nhiều mẹ bầu bởi trong giai đoạn này, các hormone trong cơ thể mẹ có những thay đổi đáng kể khiến tinh thần và sức khỏe bị ảnh hưởng khá rõ rệt.

Hãy đọc bài viết này để biết:

  • Nguyên nhân khiến mẹ trầm cảm khi mang thai
  • Triệu chứng cho thấy mẹ bầu đã bị trầm cảm
  • Trầm cảm khi mang thai nguy hiểm như thế nào?
  • Nên làm gì khi nghi ngờ mình bị trầm cảm khi mang thai?

Nguyên nhân khiến mẹ trầm cảm khi mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến mẹ dễ bị trầm cảm khi mang thai, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:

Sự thay đổi hormone trong cơ thể

Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất khiến mẹ bầu dễ bị trầm cảm. Từ những thay đổi về nội tiết tố Estrogen trong cơ thể, những rối loạn và thay đổi trong cảm xúc cũng như tâm lý mẹ bầu có thể xảy ra, khiến mẹ trở nên nhạy cảm và dễ suy nghĩ tiêu cực.

Chưa sẵn sàng để làm mẹ

Trầm cảm khi mang thai thường xảy ra với những mẹ mang thai ngoài ý muốn hoặc kết hôn khi còn quá trẻ. Khi chưa có tâm lý sẵn sàng hoặc chưa đủ chín chắn để chuẩn bị cho thiên chức làm mẹ, các mẹ bầu dễ bị lo lắng và căng thẳng dẫn đến trầm cảm.

Yếu tố di truyền

Nếu gia đình bạn từng có người thân bị trầm cảm khi mang thai, khả năng bạn cũng mắc căn bệnh là rất cao. Vì vậy, hay chuẩn bị tâm lý thật tốt để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tác động của những người thân xung quanh

Khi mang thai, nếu các mối quan hệ xung quanh mẹ bầu gặp trục trặc, mẹ không nhận được sự đồng tình, ủng hộ của người thân, đặc biệt là chồng thì sẽ rất dễ bị trầm cảm. Khi đó, tâm trạng mẹ sẽ rất dễ rơi vào ngõ cụt vì không được thấu hiểu.

Do quá thương con 

Xuất phát từ sự thương con, mẹ bầu thường sống trong tâm trạng bất an và dễ bị trầm cảm vì lo lắng cho con, lo sợ mình sẽ bị sảy thai, luôn tự trách mình khi thai nhi gặp các vấn đề không tốt như chậm phát triển, dị tật, động thai,…

Do những vấn đề tâm lý trước đó 

Nếu mẹ bầu nhạy cảm và dễ bị tổn thương từ trước do những biến cố trong cuộc sống như bị bố mẹ, người thân bỏ rơi,… thì khi mang thai sẽ càng dễ nhạy cảm hơn trước.

Sự thiếu hụt kinh tế và tài chính

Những gia đình không có đầy đủ điều kiện kinh tế và tài chính sẽ khiến mẹ bầu luôn trong tình trạng lo lắng và căng thẳng. Lâu dần sẽ dẫn đến trầm cảm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Triệu chứng cho thấy mẹ bầu đã bị trầm cảm

Phát hiện trầm cảm khi mang thai không phải là một điều dễ dàng. Bệnh thường được phát hiện khi đã ở mức độ nặng do mẹ không để ý, không tin rằng mình đã bị trầm cảm hoặc mặc cảm, xấu hổ nên giấu bệnh không cho ai biết. Dưới đây là một số triệu chứng trầm cảm thường thấy:

  • Hay quên
  • Khả năng tập trung kém
  • Không quyết đoán
  • Tâm trạng luôn bất an, lo lắng, dễ cáu gắt
  • Không rõ cảm xúc bản thân, không muốn gần gũi những người xung quanh kể cả chồng
  • Khó ngủ, hay bị mộng du, gặp ác mộng
  • Mệt mỏi, căng thẳng kéo dài
  • Nhạy cảm, hay tự trách bản thân
  • Thường xuyên muốn bỏ cuộc, muốn tìm đến cái chết để giải thoát cho bản thân

Trầm cảm khi mang thai nguy hiểm như thế nào?

Hậu quả mà căn bệnh trầm cảm khi mang thai có thể gây ra là vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng không chỉ đến mẹ mà còn cả với sức khỏe thai nhi. Vì vậy mẹ không nên xem thường.

Đối với thai nhi

  • Nguy cơ sảy thai, đẻ non trước 36 tuần là rất cao
  • Thai nhi dễ bị dị tật, đặc biệt là tật hở hàm ếch
  • Kém phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất
  • Cân nặng thấp,  hệ miễn dịch yếu, khó thích nghi với môi trường, dễ mắc các bênh suy hô hấp và đau nhức cơ thể

Đối với thai phụ

  • Khi bị trầm cảm, mẹ bầu dễ có ý định tự tử, từ bỏ thai nhi
  • Trầm cảm kéo dài có thể gia tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh
  • Nhiều mẹ quá áp lực nên tìm đến bia rượu và các chất kích thích để mua vui, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cả mẹ lẫn con
  • Mẹ dễ gặp nhiều bệnh lý do không chú trọng chăm sóc sức khỏe cho bản thân
  • Dễ có tâm lý ghét bỏ con, không gần gũi với con, gây ảnh hưởng xấu đến tính cách của bé sau này

Nên làm gì khi nghi ngờ mình bị trầm cảm khi mang thai?

Đơn giản hóa vấn đề

Hãy học cách suy nghĩ thật đơn giản mọi thứ, đừng cố ép bản thân điều gì để khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. Hãy nghĩ về những điều tích cực và cho bản thân bạn được làm những điều mà bạn thật sự yêu thích.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chia sẻ với người thân

Tâm sự những điều đang khiến bạn sợ hãi với chồng, cha mẹ, hay với cô bạn thân,… để tìm kiếm sự đồng cảm. Việc nói ra giúp bạn giải thoát những suy nghĩ không vui thay vì cứ đè nén trong lòng.

Thư giãn

Hãy nghe một bản nhạc vui tai hằng ngày, xem hài, đọc sách có nội dung tích cực, đi spa, làm đẹp, tận hưởng cuộc sống và đặc biệt là nghỉ ngơi và ngủ đủ. Những điều này sẽ giúp tâm trạng mẹ tươi mới hơn rất nhiều.

Ăn uống lành mạnh

Ăn uống đủ chất dinh dưỡng giúp mẹ cảm thấy khỏe khoắn và tràn đầy sức sống hơn.

Tập thể dục

Tập thể dục đều đặn trong thời gian mang thai vừa giúp giữ dáng vừa giúp tinh thần mẹ luôn lạc quan, tích cực.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sử dụng thuốc

Nếu trầm cảm đã quá nặng, mẹ có thể tham khảo bác sĩ để sử dụng thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên, một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi dùng thuốc này là tăng đường huyết, tiền sản giật, vỡ ối sớm, chảy máu, đẻ non, tăng tỷ lệ mổ đẻ,…

Tóm lại, trầm cảm là căn bệnh phổ biến và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tâm lý của mẹ. Vì vậy, để phòng ngừa trầm cảm khi mang thai, mẹ nên chú ý điều chỉnh cảm xúc bản thân theo chiều hướng tích cực, ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể luôn được thoải mái và vượt qua giai đoạn mang thai này thật hạnh phúc và an toàn mẹ nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Đỗ Vy