Trẻ em luôn muốn tìm tòi, học hỏi và khám phá những điều mới. Nhưng các em cũng chưa nhận thức hết được những nguy hiểm chung quanh. Tình trạng sặc chuối là một trong số đó.
Đinh vít, ốc, khuy, đồng xu hay đồ chơi là những thứ bé rất thích cho vào mồm để khám phá. Trong quá trình chơi đùa, bé nuốt luôn những thứ đó vào bụng và để lại hậu quả tiềm tàng.
Nhưng đó chưa phải là tất cả.
Đồ ăn cùng tiềm ẩn nhiều rủi ro
Trong mắt con trẻ, một quả chuối tạo ra sức hấp dẫn vô cùng lớn, nhất là với những bé ăn tốt.
Trong mắt người lớn, quả chuối giúp cho các bé phát triển và có thêm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Nhưng một miếng chuối trong câu chuyện sau không như vậy!
Mới đây, các bác sỹ ở Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em ở thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã có một ca làm việc vô cùng vất vả nhưng xứng đáng.
Một bệnh nhi 1 tuổi nhập viện trong tình trạng tim ngừng đập và tím tái, gần như không thở.
Ngay lập tức, các bác sỹ thực hiện các biện pháp cấp cứu để giúp tim cậu bé đập trở lại. 5 bác sỹ thay phiên nhau ấn tim tới 3.600 lần trong sự lo lắng và tuyệt vọng của người mẹ.
30 phút dài đằng đẵng trôi qua…
Cuối cùng, tim của cậu bé cũng bắt đầu đập trở lại. Phép màu đã xảy ra. Bé bắt đầu có dấu hiệu sinh tồn dù vẫn đang hôn mê.
Nhưng bé đã sống sót.
Sau khi xử lý, một miếng chuối được gắp ra khỏi cổ họng bé. Đây được cho là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sặc chuối và ngưng thở của bé.
Người lớn phải làm gì khi bé sặc chuối và các loại thức ăn khác?
Theo các bác sỹ, người lớn cần phải quan tâm và để mắt đến trẻ khi con đang ăn bất cứ thứ gì. Ngoài ra, cần lưu ý một số trường hợp như sau:
- Khi cho trẻ ăn, hạn chế nô đùa, hỏi chuyện trẻ
- Cho trẻ ăn thức ăn phù hợp với lứa tuổi
- Cho trẻ ăn miếng nhỏ và ngừng ngay khi trẻ có biểu hiện ho, trớ
- Không cho bé ăn khi nằm mà phải ngồi
- Không cho trẻ ăn khi khóc, đang ngái ngủ
- Tuyệt đối không bịt mũi trẻ để nhét thức ăn vào miệng.
- Sắp xếp đồ đạc gọn gàng, nhất là những đồ nhỏ, dễ cho vào miệng
- Biết cách sơ cứu nếu chẳng may trẻ nuốt phải dị vật hoặc nghẹn thức ăn
- Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám và chữa trị.
Theo Thanh Niên
Xem thêm:
Bé 4 tháng tuổi chết vì sặc sữa khi bú bình – Mẹ hối hận vì đã quá chủ quan
Cấp cứu – Trẻ sơ sinh sặc sữa mẹ khi cho b