Tiêm vacxin sởi quai bị rubella có bị sốt không và các lưu ý khi bé đi tiêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sởi, quai bị và rubella là những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trẻ em rất cần tiêm loại vacxin này. Nhiều bố mẹ thắc mắc, liệu tiêm vacxin sởi quai bị rubella có bị sốt không?

Tại sao cần tiêm vacxin sởi, quai bị, rubella?

Sởi, quai bị và rubella đều là những căn bệnh dễ lây truyền qua đường hô hấp. Tuy nhiên, có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm chủng. Vacxin MMR kết hợp giúp phòng cả 3 bệnh trên cho cả người lớn và trẻ em từ 12 tháng tuổi.

Sởi

Biểu hiện phát ban, ho, chảy nước mũi, sưng mí mắt, sốt… Bệnh có thể dẫn đến nhiễm trùng tai, viêm phổi, động kinh, tổn thương não hay thậm chí tử vong. Nếu thai phụ mắc sởi đặc biệt là 3 tháng đầu thai kì thì nguy cơ dị dạng thai nhi là rất cao. Ngoài ra còn có nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.

Quai bị

Trẻ mắc bệnh có biểu hiện sốt, đau nhức cơ bắp, sưng đau vùng mang tai, đau đầu, sưng hạch, khó nhai, mất cảm giác ngon miệng… Nếu biến chứng có thể dẫn tới điếc, viêm màng não, sưng đau tinh hoàn hoặc buồng trứng, có thể gây vô sinh. Mẹ mang thai mắc quai bị có nguy cơ cao thai nhi bị dị tật bẩm sinh, sinh non hoặc thai chết lưu.

Rubella (bệnh sởi Đức)

Biểu hiện là phát ban toàn thân, viêm khớp và sốt nhẹ. Bị rubella khi mang thai thì có thể bị sảy thai hoặc sinh non. Mẹ mắc rubella trong giai đoạn đầu của thai kỳ thì trẻ sinh ra có thể mắc rubella bẩm sinh – chậm phát triển, dị tật bấm sinh (tổn thương ở mắt, xương, tim, hệ thần kinh…).

Vacxin sởi đơn với sởi – quai bị – Rubella có khác nhau không?

Cả hai loại vacxin này đều có tác dụng phòng chống sởi hiệu quả, có thể dùng được cho trẻ em lẫn người lớn. Khả năng bảo vệ của vacxin có thể lên tới 99,7% nếu được tiêm đủ liều và đúng lịch theo khuyến cáo.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vacxin sởi đơn

  • Là vacxin đơn giá, nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
  • Tiêm phòng mũi sởi đơn cho bé được 9 tháng tuổi. (Vacxin sử dụng tiêm nhắc khi bé được 18 tháng tuổi là vacxin sởi – rubella).

Vacxin sởi – quai bị – rubella

  • Là vacxin tam giá, giúp phòng cùng lúc 3 bệnh: sởi, quai bị và rubella. Đây là vacxin tiêm dịch vụ.
  • Vacxin sởi – quai bị- rubella tiêm cho trẻ thường theo lịch: mũi 1 vào lúc 12 tháng tuổi, mũi 2 vào lúc 4-6 tuổi.

Một số phản ứng phụ khi tiêm vacxin sởi, quai bị, rubella MMR

Đau nhức

Trong vòng 24 giờ sau tiêm, có thể có phản ứng phụ là đau nhức ở vùng tiêm. Có khoảng 2% người tiêm bị phát ban đỏ dạng sởi, có thể lan tỏa 5 – 12 ngày sau tiêm. Hầu hết các  các triệu chứng nói trên thường tự khỏi sau 2 – 3 ngày mà không cần can thiệp y tế.

Sốt

Có khoảng 5 – 15% người được tiêm cũng có thể bị sốt nhẹ kéo dài 1 – 2 ngày. Đôi khi, có trường hợp sau tiêm người bệnh bị sốt ở mức trung bình và viêm màng não vô khuẩn. Viêm não, bệnh não chiếm tỉ lệ 1/3 triệu liều vacxin MMR.

Đau khớp

Thành phần vacxin rubella trong vaccine MMR có thể gây ra triệu chứng đau khớp và viêm khớp trong thời gian ngắn (tỉ lệ mắc ở phụ nữ: 12-20%, ở trẻ em: 0-3%). Các triệu chứng này thường kéo dài từ vài ngày tới vài tháng, hay gặp hơn ở phụ nữ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Rất hiếm trường hợp sau tiêm vacxin MMR có phản ứng viêm hạch khu trú, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết hay phản ứng phản vệ sau tiêm.

tiêm vacxin sởi quai bị rubella có bị sốt không

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiêm vacxin sởi quai bị rubella có bị sốt không?

Sau khi tiêm vacxin phòng bệnh, một số trẻ có thể sẽ xuất hiện những dấu hiệu như sốt nhẹ, nổi phát ban, sưng đau tại chỗ tiêm. Thế nhưng, đây là những biểu hiện bình thường, chỗ đau ở vị trí tiêm sẽ nhanh chóng chấm dứt trong vòng 24h. Còn sốt và nổi ban thông thường cũng sẽ biến mất trong 1-2 ngày.

Những phản ứng của cơ thể với thuốc sau khi tiêm không gây nguy hiểm đến sức khỏe cho trẻ. Nếu trong trường hợp tình trạng sốt cao kéo dài đến khoảng 1 tuần, hoặc lâu hơn bình thường, các mẹ hãy đưa trẻ đến trung tâm y tế gặp bác sĩ để được theo dõi và khám chữa trị đúng cách.

Theo theAsianparent

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ngocanh