Tiêm phòng khi mang thai có thực sự rủi ro như mẹ nghĩ?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Việc tiêm phòng khi mang thai có cần thiết không khi ngày càng có nhiều thông tin trái chiều về việc tiêm vắc xin? Nếu không tiêm phòng thì thai nhi sẽ phải chịu những nguy cơ rủi ro gì mẹ có biết?

Tiêm phòng khi mang thai có thực sự cần thiết?

Ngày nay có rất nhiều bố mẹ cảm thấy lo lắng với tỉ lệ rủi ro trong tiêm phòng vắc xin nên không muốn cho con tiêm phòng hoặc chính bản thân không tiêm phòng xong thời gian thai kỳ.

Tuy nhiên,  mẹ bầu cần lưu ý, quan điểm này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và gây ra những đại dịch lớn đặc biệt với những bệnh mà con người tưởng chừng đã kiểm soát được ví dụ như thủy đậu.

Trong cuốn Homodeus (Lược sử tương lai) có đề cập đến chiến tranh, nạn đói và bệnh dịch chính là những đại thảm họa khiến loài người đối diện cái chết trên diện rộng, hàng triệu người chết.

Và đến thời điểm bây giờ dường như cả ba đại thảm họa đó cũng đã được đẩy lùi. Trong đó để đầy lùi bệnh dịch chính là việc tiêm phòng vắcxin.

Rất nhiều mẹ cảm thấy hoang mang khi lần đầu mang thai. Để chuẩn bị cho hành trình mang thai, thường các chị em phụ nữ mình chuẩn bị khá kỹ càng, ví dụ như mua bảo hiểm thai sản trước cả năm trời.

Tuy nhiên, ngoài bảo hiểm thai sản, một điều quan trọng và tối cần thiết mà chị em nên chú ý nhiều hơn đó là việc tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ trước khi mang thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chính vì vậy, việc tiêm phòng đầy đủ các bệnh lây nhiễm ngay khi bạn chuẩn bị các thủ tục mua bảo hiểm thai sản là rất cần thiết, để chuẩn bị trọn vẹn cho một hành trình mang thai nhẹ nhàng cả thể chất lẫn tinh thần.

Mẹ bầu cần lưu ý gì về tiêm phòng khi mang thai

Một số quy tắc về tiêm phòng khi mang thai dành cho mẹ bầu như sau:

Mẹ bầu cần tiêm phòng những mũi nào trước khi mang thai?

Trước khi mang thai, mẹ bầu nên đi kiểm tra và tiêm đầy đủ các mũi sau đây:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mũi tiêm phòng bệnh Sởi - quai bị - rubella

Các bệnh này rất dễ lây qua đường hô hấp. Nếu trong quá trình mang thai mà mẹ bầu mắc 1 trong 3 bệnh này có thể khiến thai bị dị tật, suy dinh dưỡng thai, chết lưu hoặc sinh non...

Với mũi tiêm phòng sởi - quai bị - rubella thì mẹ bầu nên tiêm trước 3-6 tháng hoặc tối thiểu là 1 tháng trước khi mang bầu.

Thủy đậu

Phụ nữ mang thai khi bị thủy đậu sẽ có nguy cơ khiến thai nhi sinh ra bị thủy đậu bẩm sinh, bị dị tật đầu nhỏ, gồng cứng tay chân, bại não...

Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván

Với vắc xin này, bạn sẽ được tiêm 1 mũi duy nhất trong độ tuổi 4- 64 tuổi. Đây cũng là vắc xin cần tiêm trước khi mang bầu để phòng ho gà sơ sinh cho con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vắc xin phòng cúm

Giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối mang thai, người phụ nữ có nguy cơ bị cúm cao hơn người bình thường. Tiêm vắc xin phòng cúm sẽ giúp giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc tim bẩm sinh hay dị tật sứt môi, hở hàm ếch. Vắc xin phòng cúm có thể tiêm trước khi mang thai hay bất cứ độ tuổi nào của thai kỳ.

Các mũi tiêm cần thiết cho mẹ bầu khi mang thai

Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai cần được tiêm vắc xin uốn ván để phòng uốn ván cho cả mẹ và bé.

Nếu đang mang thai lần đầu, trong 5 năm trở lại đây chưa từng tiêm vắc xin uốn ván thì mẹ bầu sẽ phải tiêm 2 mũi, mũi đầu và mũi nhắc lại sau ít nhất 4 tuần và tối thiểu cách thời điểm dự sinh 1 tháng.

Cũng theo tổ chức y tế thế giới và CDC khuyến cáo, phụ nữ mang thai có thể tiêm vắc xin phòng bạch hầu- ho gà – uốn ván vào tuần thai từ 27 – 35 tuần để phòng ho gà sớm cho trẻ sơ sinh nếu trước khi mang bầu chưa tiêm vắc xin này.

Các quy tắc mẹ bầu cần khi nhớ về việc tiêm phòng khi mang thai

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Lịch tiêm phòng cụ thể cho các mẹ bầu

Để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh, em bé chào đời phát triển tốt cả về thể chất lẫn não bộ thì mẹ bầu cần ghi nhớ kĩ lịch tiêm phòng khi mang thi như sau:

2.1. Trước khi mang thai

- Mũi tiêm 3 trong 1 ( sởi, quai bị, rubella): nên tiêm muộn nhất là trước khi có bầu 1- 3 tháng.

- Tiêm phòng viêm gan B: trước hoặc trong khi có bầu đều có thể tiêm mũi này. Tuy nhiên bạn nên tiêm trước khi có bầu để có sự chuẩn bị tốt nhất về sức khỏe.

- Cúm: Có thể tiêm ở mọi thời điểm trước hoặc trong khi mang thai nhưng khuyến cáo nên tiêm sớm trước khi mang bầu và nhắc lại hàng năm

- Bạch hầu – ho gà – uốn ván: tiêm 1 liều duy nhất, không cần phải tránh thai sau tiêm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2.2. Trong khi mang bầu

Đối với các mẹ mang thai lần đầu

Mẹ sẽ phải tiêm 2 mũi uốn ván trong quá trình mang bầu. Mũi đầu tiên sẽ tiêm từ tuần 20 trở đi. Mũi thứ 2 là mũi tiêm nhắc lại, tiêm cách mũi đầu 1 tháng.

Các mẹ cần đảm bảo mũi 2 phải được tiêm trước khi bạn sinh ít nhất là 1 tháng.

Lần có thai kế tiếp

Tiêm 1 mũi vắc xin phòng uốn ván nếu lần đầu đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng uốn ván.

Các quy tắc mẹ bầu cần khi nhớ về việc tiêm phòng khi mang thai

Tiêm phòng khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý những điều gì?

Sau khi tiêm phòng, nhất là với mũi tiêm phòng uốn ván, bạn nên lưu ý vì có thể xuất hiện hiện tượng sốt nhẹ sau khi tiêm, sưng đau vị trí tiêm.

Vắc xin phòng cúm có thể gây hiện tượng giả cúm như hắt hơi, chảy nước mũi 1-2 ngày sau tiêm vắc xin.

Tất cả những dấu hiệu nói trên đều là biểu hiện bình thường nên bạn không cần quá lo lắng. Ngoài ra hiện tượng sốt nhẹ, người mệt mỏi, đau buốt vị trí bắp tay khi tiêm sẽ giảm sau vài ngày; hiện tượng giả cúm cũng sẽ tự khỏi mà không cần dùng thuốc.

Trong trường hợp có cơn sốt, bạn nên hạ sốt bằng các cách tự nhiên như: Để hạ sốt, bạn có thể tham khảo một vài cách sau đây:

  • Lau người bằng khăn ấm.
  • Bổ sung vào chế độ dinh dưỡng các loại rau xanh và hoa quả.
  • Không sử dụng thuốc tùy tiện mà chưa có chỉ định của bác sĩ

Nếu có bất kì dấu hiệu bất thường nào như sốt kéo dài, tiêu chảy, sưng tấy lâu, ... thì nên đi khám càng sớm càng tốt.

Theo Phan AnhVinmec.com

Xem thêm bài viết liên quan:

Mẹ bầu bị chó cắn có nên tiêm phòng vacxin dại không?

Chích ngừa ung thư cổ tử cung - Mẹ hãy phòng còn hơn chữa bệnh!

 

Bài viết của

Minh Hương