Tiêm chủng cho bé: Những tác dụng phụ không mong muốn và cách xử trí

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiêm chủng cho bé giúp phòng tránh những bệnh tật nguy hiểm như  Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B, Bại Liệt, Sởi và Viêm phổi/Viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib… Tuy nhiên, bé thường gặp các phản ứng phụ sau khi tiêm phòng. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để được hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng an toàn nhất.

Các tác dụng phụ thường gặp khi tiêm chủng cho bé

Bé thường cảm thấy khó chịu nhẹ sau khi tiêm. Điều này có thể kéo dài từ 1 đến 2 ngày. Các phản ứng thông thường bao gồm:

Đau nhức, tấy đỏ và sưng tại chỗ tiêm

Sốt kéo dài 1-2 ngày sau khi tiêm

Nổi mề đay, mẩn ngứa toàn thân

Rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mất ngủ, dễ kích động và có cảm giác bứt dứt khó chịu, quấy khóc.

Với mũi tiêm chủng ngừa sởi, quai bị, rubella (MMR) hoặc thủy đậu thì triệu chứng thường là: sốt, phát ban toàn thân hoặc cả hai có thể kéo dài tới vài tuần sau khi tiêm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách xử trí khi bé bị sốt sau khi tiêm chủng

Sốt là phản ứng phổ biến xảy ra ở hầu hết các bé sau tiêm. Nhưng trước hết, mẹ cần kiểm tra chính xác nhiệt độ cơ thể của bé xem con có thực sự bị sốt không. Nên sử dụng loại nhiệt kế điện tử thay vì nhiệt kế thủy tinh và kiểm tra nhiệt độ cơ thể bé mỗi 4 giờ đồng hồ.

Nếu bé bị sốt hãy tìm các giảm sốt cho con.

Nếu bé sốt nhẹ (từ 37.4 – 38 độ C)

Nới rộng quần áo hoặc mặc quần áo bằng chất liệu thoáng mát cho bé.

Không dùng chăn để quấn bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tích cực chườm cho bé bằng khăn ấm, lau trán, nách, bẹn, cặp lại nhiệt độ cho bé sau khi chườm, không nên dùng thuốc hạ sốt cho bé trừ một số trường hợp đặc biệt.

Giữ nhiệt độ trong phòng mát mẻ, thoáng khí.

Cho bé bú nhiều hơn, kết hợp uống nhiều nước sôi để nguội hoặc nước hoa quả.

Nếu bé sốt từ 38 – 39.4 độ C

Ngoài việc giữ cho phòng thoáng mát, chườm ấm cho bé… như trên cần cho con uống thuốc hạ sốt chứa acetaminophen (như efferalgan, paracetamol, panadol) hoặc ibuprofen (như Aphaxan, Advil, Brufen) theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc. Tuyệt đối không tự ý cho bé sử dụng thuốc.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu bé sốt cao (trên 39.5 độ C)

Nếu bé sốt cao trên 39.5 độ mà sau khi áp dụng các phương pháp trên bé vẫn không giảm sốt thì nên đưa bé tới bênh viện ngay lập tức.

Ngoài ra, nếu bé sốt cao liên tục trong vòng 24 giờ kèm theo các triệu chứng sau thì việc đưa bé đi khám ngay cũng vô cùng cần thiết:

Bé bị co giật, ngủ li bì.

Nôn, bỏ bú, bỏ ăn.

Quấy khóc liên tục trong vòng 3 giờ đồng hồ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiếng khóc kỳ lạ, khác với tiếng khóc bình thường của bé.

Phát ban (các đốm màu đỏ hoặc hồng có kích thước khác nhau trên da).

Sưng bụng, trong phân lẫn máu.

Sốt kèm theo chảy mũi, khó thở, tím tái.

Các lưu ý trước và trong khi tiêm chủng cho bé

Trước ngày đưa bé đi tiêm chủng, bé cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Đối với bé đã ăn dặm, mẹ cần lưu ý nhiều hơn đến thực đơn của con để đảm bảo nguồn dinh dưỡng giúp con hấp thu tốt nhất.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Với bé sơ sinh đang được nuôi bằng sữa mẹ thì mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng cũng như bổ sung chất đề kháng tự nhiên như rau tía tô sau đó cho bé bú để bé hấp thu các chất chống kích ứng cũng như đề kháng tốt hơn.

Khi đưa bé đi tiêm, cần động viên bé liên tục. Hơn nữa cần lưu ý tư thế ngồi thích hợp, giữ chặt bé và tránh để bé cử động trong khi tiêm. Điều này giúp giảm tối đa mức độ đau của vết tiêm cũng như những biến chứng sau tiêm.

Nếu bé bị sưng đau tại chỗ tiêm, phụ huynh có thể chườm lạnh tại nơi tiêm bằng cách dùng khăn sạch hoặc bông y tế thấm nước lạnh sạch chườm vào chỗ tiêm cho bé. Nhiều bà mẹ còn sử dụng chanh tươi, trứng gà hay đắp khoai tây tươi lên vết tiêm.

Tuy nhiên,  các chuyên gia y tế không khuyến khích làm theo các cách này vì nếu đắp khoai tây sẽ làm giảm tác dụng của vacxin, cũng chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc đắp chanh tươi hay trứng gà có thể giúp giảm sưng đau tại chỗ trên vết tiêm.

Sau khi tiêm, bố mẹ nên cho bé ở lại nơi tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi xem bé có những biểu hiện dị ứng với thuốc không để được xử lý kịp thời.

Hy vọng những lời khuyên trên đây của chúng tôi sẽ giúp các mẹ yên tâm hơn khi chăm sóc con sau tiêm phòng. Để biết thêm các thông tin hữu ích khác, vui lòng truy cập Theasianparent ngay hôm nay!

Theo: https://vn.theasianparent.com

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Mecoca