Thượng nghị sĩ Úc làm nên lịch sử khi cho con bú trong khi nói chuyện với Quốc hội

Vừa là một người mẹ, vừa là thượng nghị sĩ của Úc, Larissa Waters, đã làm nên lịch sử bằng cách cho con bú ngay trong một bài phát biểu trước Quốc hội. Những hình ảnh ghi lại giây phút này thật là không thể tin được!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thượng nghị sĩ Úc cho con bú trong khi nói chuyện với Quốc hội

Các bà mẹ đều rất giỏi làm nhiều việc cùng một lúc, và Larissa Waters không phải là ngoại lệ. Thượng nghị sĩ Úc đã trở thành bà mẹ đầu tiên dám cho con bú trong khi đang họp Quốc hội.

Bồng bé Alia Joy 14 tuần của cô trên tay, một chiếc khăn trắng trên vai của cô, bà mẹ Queensland đã hùng hồn thông qua một nghị quyết của viện trưởng về bệnh phổi đen.

Quả là một người phụ nữ dũng cảm!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đương nhiên, các đồng nghiệp của cô không khỏi bàn tán về việc này.

Lãnh đạo đảng Xanh Thượng Nghị Sĩ Richard Di Natale vui đùa cùng cô bé Alia. (Nguồn ảnh: AAP)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Waters sau đó đã hóm hỉnh đăng lên twitter về khoảnh khắc lịch sử này: "Lần đầu tiên tôi phải thông qua một nghị quyết của Thượng viện trong khi cho con bú! Và đồng phạm của tôi thì cứ nghịch ngợm trước mặt, con ơi là con!!”

Trong một bản tuyên bố qua email cho Mashable, Waters nói rằng cô đã làm việc này vì hai lý do. Thứ nhất, bé Alia đang đói. Thứ hai, cô muốn hành động táo bạo này sẽ tiếp thêm sức mạnh cho những người mẹ trẻ muốn tiếp tục theo đuổi sự nghiệp của mình sau khi đã có gia đình, đặc biệt là khi phụ nữ đang bị “cho ra rìa” khi cấp trên xét tuyển những vị trí quyền lực.

Bà nói: "Phụ nữ vẫn luôn luôn làm việc và nuôi dạy con cái - một công việc được trả lương ở nơi làm việc và một công việc không lương ở nhà. Tôi hy vọng việc cho con bú được bình thường hoá và chúng ta có thể loại bỏ được sự kỳ thị đối với việc cho con bú sữa mẹ khi bé đói."

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

"Tôi hy vọng nó sẽ gửi một thông điệp đến những phụ nữ và các bà mẹ, rằng họ hoàn toàn có thể đặt chân vào những nơi có quyền lực như quốc hội".

Đây không phải là lần đầu tiên bà mẹ này tạo ra làn sóng khi phá vỡ rào cản tại nơi làm việc đối với việc cho con bú.

Tháng trước, Waters đã trở thành bà mẹ đầu tiên cho con bú sữa mẹ tại Quốc hội. Bà là người đầu tiên được hưởng lợi từ sự cải cách về luật lệ thân thiện với gia đình, cho phép các thượng nghị sĩ nuôi con bằng sữa mẹ đưa con vào Quốc hội.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sau đó cô viết trên Twitter, "Thật tự hào vì con gái tôi Alia là đứa bé đầu tiên được bú sữa mẹ trong Quốc hội liên bang! Chúng tôi cần nhiều phụ nữ & phụ huynh hơn trong Quốc hội".

Phụ nữ và bà mẹ, đặc biệt là bà mẹ cho con bú, không phải lúc nào cũng được chào đón nồng nhiệt tại Quốc hội. Trong năm 2015, bà mẹ trẻ và cũng là thượng nghị sĩ Úc Kelly O'Dwyer đã bị yêu cầu phải sử dụng biện pháp vắt sữa để đừng bị lỡ các nhiệm vụ quốc hội.

Mặc dù trên thực tế, các bà mẹ cho con bú hoàn toàn có khả năng cân bằng làm mẹ và hoàn thành tốt trách nhiệm công việc, nhiều người vẫn chưa chấp nhận điều này. Và có quá nhiều phụ nữ giỏi đã phải gặp khó khăn với việc theo đuổi nghề nghiệp của họ.

Vì vậy, việc trao những công việc ở vị trí cao hơn cho những bà mẹ như Waters và những người ủng hộ của họ trong cuộc chiến giành nữ quyền lâu dài sẽ góp phần tạo ra một sự thay đổi cục bộ cho bộ mặt của tình hình bình đẳng giới hiện nay. Như Thượng nghị sĩ bộ Lao động Tony Burke nói: “Sẽ mất một thời gian dài, và có thể là không bao giờ, để những công việc có vị trị cao này thực sự thân thiện với gia đình, nhưng đây là một cách đáng kể để cố gắng cải thiện.”

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hy vọng rằng Waters là người đầu tiên của rất nhiều bà mẹ sẽ có thể làm việc và cho con bú một cách tự tin. Và chúng ta hãy hy vọng rằng những bà mẹ thông minh, có khả năng của Singapore một ngày nào đó sẽ có thể làm điều tương tự trong Quốc hội.

Bài viết của

Michelle Le