8 loại thuốc gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh mẹ cần chú ý

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một số loại thuốc gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh nếu mẹ không áp dụng và lưu ý cẩn thận khi sử dụng cũng như cho bé uống trong quá trình chăm sóc sức khỏe mỗi khi con ốm đau. Dưới đây là 8 loại thuốc mẹ cần đặc biệt chú ý. 

Khi con ốm đau, thuốc là thứ bắt buộc để giúp trẻ thuyên giảm bệnh trạng cũng như tác động để cơ thể con có thể chiến đấu lại với vi rút gây bệnh. Tuy vậy, mọi thứ đều có 2 mặt của nó. Thuốc dù có tác dụng đến đâu nhưng nếu sử dụng không đúng cách thì dễ gây ra nguy hiểm, đặc biệt là đối với các bé nhỏ mới chào đời. 8 loại thuốc gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh dưới đây là những thuốc mẹ cần đặc biệt chú ý mỗi khi con có vấn đề về sức khỏe.  

1. Aspirin 

Về cơ bản, aspirin là một trong các loại thuốc có nhiều tác dụng như hạ sốt, giảm đau, … Tuy nhiên đây cũng lại một loại thuốc gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Nếu có con nhỏ, các mẹ tuyệt đối không được sử dụng aspirin cho trẻ. Ở một số nước châu Âu, đây còn là loại thuốc bị cấm dùng với trẻ từ 16 tuổi trở xuống. Một trong các nguyên nhân chính mà bác sĩ khuyên không nên sử dụng aspirin cho trẻ sơ sinh là vì nó có thể gây ra hội chứng Reye ở trẻ, căn bệnh có thể khiến bé bị suy gan, phù não và thoái hóa tế bào thần kinh. Do đó, khi mua thuốc cho con, mẹ cần kiểm tra kĩ lưỡng xem thành phần của thuốc có chứa aspirin hay không. Nhưng với trẻ sơ sinh thì tốt nhất là mẹ nên sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của con. 

2. Khi bé bị cảm cúm, mẹ không nên sử dụng thuốc trị cảm cúm thường thấy ở các hiệu thuốc

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, một số loại thuốc cảm cúm không có tác dụng ngăn chặn vi rút cúm lan rộng ra khắp cơ thể trẻ mà còn có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe của bé nếu sử dụng thuốc không đúng cách. Do đó, khi trẻ bị cúm, mẹ cần dựa vào các biểu hiện con con để xử lý cho đúng cách trước khi quyết định vội vã cho bé uống thuốc ngay. Tăng cường sức đề kháng của con ngay từ khi chào đời cũng là cách hữu hiệu để giúp bé phòng tránh được bệnh cúm tốt hơn. 

3. Thuốc chữa nôn mửa cho trẻ

Mẹ cần lưu ý, không tự ý cho con uống thuốc chữa nôn mửa nếu chưa có đơn thuốc của bác sĩ. Một số loại thuốc trị nôn mửa thường có thành phần chống nôn Antiemetic. Đây là thành phần có thể gây ra các tình trạng nguy kịch đối với cơ thể trẻ sơ sinh. Theo một số báo cáo, thuốc có chứa Antiemetic có thể khiến trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài ra máu và gây ra một số vấn đề về thính giác. 

4. Ipecac – Thuốc gây nôn loại bỏ độc tố

Trước đây loại thuốc này được sử dụng để giúp cơ thể trẻ đào thải các độc tố ra ngoài cơ thể bằng cách khiến trẻ nôn mửa. Nhưng ngày nay, từ nhiều nghiên cứu đã cho thấy, loại thuốc này không hề an toàn đối với trẻ. Trong nhiều trường hợp, sử dụng Ipeca có thể khiến trẻ nôn mửa lâu, kéo dài và liên tục dù độc tố đã được lấy ra hết. Điều này có thể khiến trẻ dẫn đến tình trạng cơ thể bị thiếu nước, tiêu chảy, …

5. Bé bị dị ứng và thuốc chống dị ứng

Mẹ lưu ý không nên sử dụng thuốc chống dị ứng cho bé sơ sinh nếu chưa có đơn thuốc của bác sĩ. Các thuốc chống dị ứng thường bán ở hiệu thuốc có thể chứa thành phần của Antihistmine, một chất có thể mang lại những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe của bé. Rất nhiều trường hợp bé sinh ra bị dị ứng nhưng lại tự khỏi khi lớn lên. Do đó, nếu trẻ có hiện tượng bị dị ứng do nguyên nhân nào đó thì mẹ nên cho bé đi khám để tìm ra cách xử lý phù hợp cũng như điều chỉnh sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp với tình trạng dị ứng của bé. 

6. Tuyệt đối không dùng thuốc của người lớn cho bé

Một điều mà các mẹ luôn luôn phải ghi nhớ là cơ thể trẻ sơ sinh rất nhỏ bé so với người lớn. Do đó, mẹ tuyệt đối không được dùng những loại thuốc của cha mẹ để cho con uống dù đó là thuốc do bác sĩ kê đơn hay mua ở bên ngoài. Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, cơ thể con sẽ không thể chống chọi với một lượng lớn các thành phần của thuốc. Do đó, nếu con bị ốm đau, điều đầu tiên là mẹ cần chăm sóc con sao cho phù hợp với các triệu chứng cũng như đưa con đi khám để được chữa trị kịp thời. 

7. Thuốc đã hết hạn sử dụng

Trước khi cho trẻ uống thuốc, mẹ đừng quên xem kĩ và kiểm tra hạn sử dụng của thuốc. Nếu thuốc đã hết hạn sử dụng thì nên bỏ đi ngay lập tức vì các thành phần của thuốc đã có những biến đổi nhất định. Nếu tiếp tục sử dụng sẽ gây ra những nguy hiểm khôn lường đối với cơ thể của con. 

8. Sử dụng thuốc bác sĩ kê cho trẻ khác

Khi kê đơn thuốc, bác sĩ nhi thường phải xem xét đến các yếu tố như cân nặng, đặc điểm thể chất và tiền sử bệnh tật của trẻ. Mỗi đứa trẻ lại có một đặc điểm thể chất không giống nhau. Do đó mẹ không nên sử dụng thuốc của trẻ này để dùng cho con nhà mình hay thuốc của anh chị để bé sơ sinh uống. Điều này có thể khiến thuốc mất tác dụng hoặc ngược lại có thể gây ra các tác dụng phụ tới sức khỏe của bé sơ sinh. 

Theo The Asianparent Thái Lan

Đọc thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương