Mách mẹ thực đơn cho bé 9 tháng tuổi đa dạng và tăng cân nhanh chóng

Mật ong hay lòng trắng trứng vẫn không nên có trong thực đơn cho bé 9 tháng vì chúng đều có nguy cơ dị ứng cao. Cho trẻ uống đủ nước cũng là điều rất quan trọng nhằm tránh táo bón. Nước tính cho trẻ trong ngày sẽ bao gồm súp, sữa và các thức uống khác ngoài nước lọc.

Thực đơn cho bé 9 tháng cần đa dạng và đủ chất, đáp ứng nhu cầu của con. Mẹ lưu ý bé cần được ăn đủ 3 bữa chính, 3 bữa phụ và bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Mẹ không cần dùng máy xay để nghiền nát thức ăn mà thay thế bằng bột ăn dặm, cháo nguyên hạt và các loại rau củ băm nhuyễn.

Đây là những nội dung trong bài viết này:

  • Nhu cầu dinh dưỡng cho bé 9 tháng
  • Gợi ý thực đơn cho trẻ 9 tháng tuổi tăng cân

Nhu cầu dinh dưỡng cho bé 9 tháng

Theo bác sĩ dinh dưỡng Trần Thị Minh Nguyệt: Trẻ từ 7 đến 9 tháng tuổi thì mẹ nên tập cho trẻ bú theo từng mốc thời gian và chia ra nhiều lần trong ngày. Trong độ tuổi này, nguồn dinh dưỡng chính của trẻ vẫn là sữa mẹ, bên cạnh đó mẹ có thể cho trẻ ăn dặm thêm để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể trẻ. Khi đạt từ 8 đến 9 tháng tuổi, bé vẫn sẽ tiếp tục bú mẹ nhưng bữa ăn dặm sẽ tăng lên 2 đến 3 bữa một ngày. Mẹ có thể cho bé ăn bột đặc và uống nước trái cây hoặc trái cây nghiền để đa dạng thực đơn.

Để có thể xây dựng thực đơn cho bé 9 tháng tăng cân, mẹ cần nắm rõ nhu cầu dinh dưỡng của con trong giai đoạn này. Bé cần được ăn đủ 3 bữa chính, 3 bữa phụ và sữa mẹ. Mẹ lưu ý một bữa ăn của con không được kéo dài quá 30 phút.

  • 3 bữa ăn chính sẽ gồm: Cháo, bột hoặc cơm nhão, lượng cung cấp tăng dần trong khoảng 60 – 90g gạo tẻ trắng, 60 – 90g thịt, tôm, cá… 15g dầu mỡ, rau xanh, trái cây…
  • 3 bữa phụ: Trái cây, yaourt, phomai, bánh quy…
  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức: 500 – 600 ml/ngày

Thực đơn cho bé 9 tháng tuổi cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng như: vitamin, chất đạm, chất béo và chất xơ.

Nhu cầu dinh dưỡng cho bé 9 tháng (Nguồn ảnh: istockphoto)

Gợi ý thực đơn cho bé 9 tháng tăng cân

1. Cháo thịt bò – Bí đỏ

Trong thịt bò chứa nhiều protein và vitamin như B2, B6, magie, sắt,… là nguồn năng lượng tuyệt vời, giúp bé phát triển toàn diện. Đặc biệt, khi kết hợp thịt bò và bí đỏ sẽ rất lành tính, mang lại món ăn hấp dẫn, ngon miệng cho bé.

  • Chuẩn bị:
    • Thịt bò: 15g thịt xay
    • Bí đỏ: 15 – 20g
    • Cháo đã nấu sẵn
    • Phô mai: 1 viên
    • Nước tương Nhật: 1 thìa
    • Dầu mẹ: 1 thìa
    • Nước dùng: 1 hộp
  • Cách thực hiện:
    • Bí đỏ thái nhỏ hạt lựu, xay nhuyễn
    • Cho hộp nước dùng, bí đỏ và cháo vào nồi đun sôi
    • Tiếp theo cho thịt bò xay vào khuấy đều đến khi nhuyễn
    • Đổ cháo ra bát và thêm dầu mẹ, tương, phô mai
    • Lưu ý khi nấu cháo thịt bò, bí đỏ, bạn không nên cho thịt bò trước vì dễ bị đun lâu sẽ bị khô, ăn không ngọt.
Gợi ý thực đơn cho bé 9 tháng tăng cân (Nguồn ảnh: istockphoto)

2. Cháo thịt heo – rau ngót

Rau ngót chứa nhiều chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa và sức đề kháng của bé. Thịt heo cung cấp nhiều protein, vitamin B1, B2, B6, B12 và các khoáng chất rất tốt cho sức khỏe của bé. Mẹ có thể chuẩn bị cháo này khi làm các món ăn dặm cho bé 9 tháng.

  • Chuẩn bị:
    • Thịt nạc: 30g
    • Rau ngót: 30g
    • Gạo tẻ
  • Cách làm:
    • Gạo nấu thành cháo, thịt heo xay nhuyễn, ray ngót xay nhuyễn.
    • Thịt heo xào qua rồi cho vào cháo, đảo tới khi thịt heo chón rồi cho rau ngót vào nấu tiếp đến khi chảo sôi 3-5 phút thì tắt bếp.

3. Cháo lươn – cà rốt

  • Chuẩn bị:
    • Gạo tẻ (một nắm vừa tay): khoảng 25g
    • Thịt lươn: 10g
    • Cà rốt: 20g
    • Dầu ăn: khoảng 1,5 thìa
    • Muối i-ốt: 1/6 thìa cà phê
    • Nước mắm loại ngon: khoảng 1/2 thìa cà phê
  • Cách làm:
    • Sơ chế lươn, sau đó hấp hoặc luộc chín, lấy phần thịt băm nhỏ
    • Sau khi gạo chín mềm cùng cà rốt băm nhỏ thì cho lươn vào.
    • Cho nước mắm hoặc muối vào rồi khuấy đều lên và đun thêm khoảng từ 7 – 10 phút thì bạn tắt bếp.
    • Cuối cùng bạn để cháo hơi nguội (khoảng 2 phút) thì cho thêm 1,5 thìa súp dầu ăn.

4. Óc heo – rau ngót

  • Chuẩn bị:
    • Cháo trắng
    • Rau ngót
    • Óc heo
  • Cách làm:
    • Óc heo lột bỏ lớp màng ngoài
    • Ướp óc với 1 thìa dầu ăn và ít bột nêm dành cho bé.
    • Hấp cách thủy cho chín rồi dùng thìa tán nhỏ.
    • Rau ngót băm nhỏ.
    • Đun sôi cháo trắng rồi cho óc heo và rau ngót vào đun thêm khoảng 5-7 phút rồi tắt bếp.

5. Thịt gà – mướp – giá đỗ

Thịt gà giàu chất sắt, mướp, giá đỗ giàu vitamin và chất xơ giúp tối ưu hệ tiêu hóa của bé. Do vậy mẹ hãy bổ sung thêm thịt gà vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ 9 tháng tuổi.

  • Chuẩn bị:
    • Cháo trắng
    • Thịt gà
    • Mớp
    • Giá đỗ
  • Cách làm:
    • Thịt gà thái mỏng ướp với 1 nhánh tỏi băm, thìa dầu ăn, hạt nêm.
    • Cho thịt vào xào lửa lớn.
    • Cho mướp vào xào nhanh tay rồi băm nhỏ hỗn hợp
    • Khi cháo gần sủi cho hỗn hợp vào đun tới sôi rồi tắt bếp cho giá đỗ băm nhỏ vào.

6. Móng giò – hạt sen

  • Chuẩn bị:
    • Hạt sen
    • Hành hoa
    • Gạo tẻ: 30g
    • 1 móng giò
  • Cách làm:
    • Móng giò chọn miếng chỉ có gân và da sẽ đỡ ngấy.
    • Ninh nhừ móng giò, gạo, hạt sen.
    • Hạt sen dùng thìa tán nhuyễn, móng giò có thể bỏ ra băm nhỏ hoặc để nguyên.
    • Trước khi tắt bếp thì xắt nhỏ hành hoa cho vào.
Một số công thức mẹ có thể cho vào chế độ ăn cho bé 9 tháng (Nguồn ảnh: istockphoto)

7. Cháo tôm – gạo lức

  • Chuẩn bị:
    • Tôm biển: 200g
    • Gạo lức: 30g
    • Dầu ăn
    • Cà rốt
  • Cách làm:
    • Gạo lức nấu thành cháo
    • Tôm bóc vỏ xay nhuyễn, cà rốt rửa sạch hấp chín xay nhuyễn rồi trộn cùng tôm.
    • Cháo gần sôi cho hỗn hợp vào rồi đảo đều khoảng 10 phút rồi tắt bếp.

8. Cháo cua – bí đỏ

  • Chuẩn bị:
    • Cua
    • Gạo tẻ: 30g
    • Bí đỏ: 30g
  • Cách làm:
    • Gạo nấu thành cháo, sau đó cho bí đỏ cắt hạt hạt lựu vào nấu chín.
    • Thịt cua hấp chín lấy thịt, phi hành thơm rồi cho thịt cua vào đảo nhanh tay và tắt bếp.
    • Khi cháo sôi cho cua đã làm vào đảo đều rồi tắt bếp

9. Cháo tôm – cải bó xôi

  • Chuẩn bị:
    • Tôm
    • Gạo tẻ
    • Rau cải bó xôi
  • Cách làm:
    • Gạo nấu thành cháo
    • Tôm luộc chín lấy thịt giã nhỏ xào sơ qua.
    • Rau cải bó xôi băm nhỏ và cho vào xào cùng tôm.
    • Cháo tăng nhuyễn thì cho hỗn hợp vào cháo đảo đều trong 5 phút rồi tắt bế

10. Cháo trứng bắc thảo

  • Chuẩn bị:
    • Gạo tẻ
    • 1 trứng gà
    • ½ lòng đen trứng bắc thảo
  • Cách làm:
    • Gạo tẻ nấu thành cháo, đánh đều trứng gà cùng lòng đen trứng bắc thảo.
    • Lòng đen trứng bắc thảo sẽ vón lại nhưng khi cho vào cháo sẽ tan hết.
    • Cho hỗn hợp vào đảo đều tay sau khoảng 3 phút thì tắt bếp.

11. Cháo cua bể – cà rốt

Trẻ 9 tháng ăn gì? Mẹ hãy bổ sung thêm món cháo cua bể – cà rốt vào thực đơn hàng ngày cho trẻ. Trong cua biển chứa nhiều protein, canxi, omega-3…rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Kết hợp cùng cà rốt có hàm lượng cao vitamin A sẽ tạo nên một món cháo vô cùng dinh dưỡng và thơm ngon cho bé.

  • Chuẩn bị:
    • Gạo tẻ
    • Cà rốt
    • Cua bể
  • Cách làm:
    • Cua luộc chín, lấy thịt băm nhuyễn, sau đó xào nhanh với hành tím.
    • Cà rốt băm nhuyễn.
    • Nấu cháo đến khi chín cho cà rốt và cua vào đảo đều, để sôi thêm 2 phút rồi tắt bếp

Trên đây là một số công thức mẹ có thể cho vào chế độ ăn cho bé 9 tháng. Chắc chắn bé sẽ hào hứng hơn với bữa ăn nếu thực đơn của bé thật đa dạng và ngon miệng.

Nguồn tham khảo: Chế độ ăn chóng lớn cho trẻ 7-9 tháng tuổi – Vnexpress

Bài viết của

Ele Luong