Cảnh báo cha mẹ: Cạm bẫy chết người từ trào lưu Thử thách Momo với trẻ em!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mạng xã hội là một trong những phát minh vĩ đại nhất của con người. Nó giúp xóa nhòa khoảng cách địa lý, kéo con người xích lại gần nhau hơn. Nhưng không phải trào lưu nào trên mạng xã hội và các ứng dụng hiện đại hiện nay đều tốt. Thử thách Momo là một trong số đó.

Thử thách Momo – một cái tên hết sức bình thường nhưng nội dung ẩn chứa trong nó lại vô cùng bất thường. Thử thách Momo (Tên tiếng Anh là Momo Challenge) là một trào lưu tự sát, phần nào giống với Cá Voi Xanh (Blue Whale) trước đây.

Thử thách Momo khởi nguồn từ một tài khoản Facebook khuyến khích mọi người tải, cài đặt ứng dụng vào điện thoại và bắt đầu liên hệ với số điện thoại lạ. Ban đầu, người chơi cài ứng dụng, cho phép truy cập vào bộ nhớ điện thoại, sau đó là nhắn tin đến các số lạ, làm theo thử thách được đưa ra và sau đó chuyển tiếp cho người khác để không bị rơi vào “lời nguyền”.

Quá kinh tởm… Biểu tượng của thử thách Momo

Biểu tượng của trò chơi bệnh hoạn này là hình ảnh người phụ nữ với gương mặt đáng sợ, bắt chước một tác phẩm nghệ thuật của hoạ sĩ Nhật Bản Midori Hayashi. Đôi mắt lồi, nụ cười rộng và các đặc điểm cong vênh của Momo gây ám ảnh cho những người nhìn thấy, kể cả tác giả viết bài này. Thậm chí, khi nhìn quá lâu, có cảm giác bị ảo giác và lợm giọng.

Đó vẫn chưa phải là điều kinh khủng nhất. Ở thử thách Momo, nếu bạn không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, bạn phải “tự đem mạng sống của mình thay thế”. Kể cả khi hoàn thành tất cả các nhiệm vụ, nhiệm vụ cuối cùng bao giờ cũng là yêu cầu những đứa trẻ tự kết liễu mạng sống của mình.

Thử thách Momo được cho là nguyên nhân của các vụ tự tử trên khắp thế giới

Khuôn mặt của Thử thách Momo khiến nhiều trẻ em bị ám ảnh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các cơ quan thực thi pháp luật trên toàn cầu vô cùng quan ngại và cảnh báo các bậc phụ huynh về sự nguy hiểm của Thử thách Momo đối với con trẻ.

Chính thử thách này từng bị cáo buộc là nguyên nhân cái chết của những đứa trẻ Ấn Độ, Argentina hay Colombia. Ngày 29/7/2018, một cô bé 12 tuổi đã thắt cổ tự tử ở một cái cây sau nhà. Cô bé bị nghi tìm đến cái chết sau khi nhắn tin trên ứng dụng Whatsapp với tài khoản có tên Momo.

Ngay khi trào lưu này manh nha trở lại, Youtube đã tuyên bố kênh này nghiêm cấm các thách thức nguy hiểm, nhất là Momo; đồng thời cho biết sẽ xóa mọi nội dung liên quan tới Momo một cách nhanh nhất có thể.

Phụ huynh cần kiểm soát nội dung video con trẻ xem hàng ngày

Trong số hàng vạn trào lưu trên mạng xã hội, tồn tại rất nhiều những trào lưu ngu ngốc, thể hiện nhận thức hạn chế của một bộ phận giới trẻ hiện nay.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé Sofia là một trong những nạn nhân của các trào lưu như vậy.

Sofia gánh chịu những vết bỏng khắp cơ thể

“Nàng tiên lửa” là tên gọi của trào lưu mà bé tham gia. Nó yêu cầu vào nửa đêm, khi mọi người đang ngủ, người chơi ra khỏi giường, đi quanh phòng ba lần, sau đó nói những câu thần chú kỳ diệu.

Nhưng giá như trào lưu chỉ dừng lại ở đó. Tiếp sau đó, người chơi phải vào bếp một cách nhẹ nhàng, không để ai phát hiện ra. Rồi bật bếp gas, bật tất cả các bếp gas trong nhà lên. Không cần bật lửa, sau đó đi ngủ. Sau khi hít đủ khí độc, khí gas, sáng hôm sau, bạn thức dậy và sẽ thực sự trở thành một nàng tiên lửa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Và với những trò ngu dại như vậy, cái giá mà Sofia phải trả là những cơn bỏng nặng toàn thân, nhiều khả năng sẽ theo em đến suốt cuộc đời.

Cảnh báo từ phía các chuyên gia tâm lý

Trẻ con là lứa tuổi dễ bị tác động do nhận thức chưa đầy đủ. Càng cấm đoán, con trẻ càng thích xem, học và làm theo những thứ bị cấm.

Nhận biết các dấu hiệu

Bố mẹ cần hết sức cảnh giác khi con có những dấu hiệu sau đây:

  • Con bắt chước theo hành động của nhân vật
  • Con bị thương mà không biết vì sao
  • Đột nhiên thay đổi vẻ ngoài, cách ăn mặc hay sở thích
  • Tính khí thay đổi thất thường

Thử thách Momo và các trào lưu nguy hiểm khiến trẻ thay đổi

  • Hung hăng, hay đánh người
  • Không thích chơi với người khác
  • Khó khăn trong việc tập trung
  • Đăng thông điệp buồn hoặc bệnh hoạn

Động viên con trẻ

Hãy sẵn sàng lắng nghe, thấu hiệu mọi lời nói của con trẻ. Con cần có người chia sẻ và mong muốn bố mẹ chia sẻ. Đừng phán xét con, đừng khiến con cảm thấy tự ti và ngại chia sẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Biết con các đọc gì và xem gì

Cách tốt nhất để giúp bố mẹ có được sự tin tưởng của con chính là trở thành bạn của con. Bằng sự chia sẻ, khuyến khích, nói chuyện với con, bố mẹ sẽ biết con đang quan tâm tới cái gì, vì sao lại thích nó và vì sao không.

Cố gắng thảo luận một cách cởi mở về phim ảnh, video và tin tức mà con quan tâm. Không phán xét con.

Khuyến khích con sống lối sống lành mạnh

Thể thao, vận động giúp con tránh xa khỏi thử thách Momo và trào lưu xấu

Ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ…những thói quen nhỏ nhất sẽ tạo ra nếp sinh hoạt tốt và khoa học cho trẻ. Bố mẹ cũng có thể tạo cho con những thói quen vận động, một môn thể thao yêu thích như bóng đá, bóng rổ, bơi chẳng hạn.

Khuyên khích con có cái nhìn khách quan

Bố mẹ dạy con biết phân biệt tin tức thật, giả, không khuyến khích bé tiếp tục lan truyền tin mà chưa được xác minh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hãy biết động viên con và tạo cho con một sự tự tin nhất định.

Và cuối cùng, Youtube có an toàn hay không? Facebook có an toàn hay không? Những công cụ khác liệu có an toàn?

Xin thưa, không có gì là tuyệt đối an toàn cả. Quan trọng là chúng ta có thực hiện các thao tác để kiểm soát nội dung con trẻ xem, giúp con tránh xa được cái xấu hay không mà thôi.


Theo TheAsianParent

Xem thêm:

Youtube Kids ra mắt có nhiều tính năng giúp ngăn chặn video nhạy cảm không phù hợp trẻ em

Cách cài đặt an toàn kênh Youtube cho trẻ em.

 

Bài viết của

DAVE