Cuộc sống có con khác hoàn toàn với trước đó. Có rất nhiều thói quen xấu của cha mẹ có thể khiến cho con trẻ ngay lập tức bị nhiễm. Cùng sửa ngay nào!
Nếu nói con trẻ hư là tại tivi, điện thoại, chắc chắn không phải. Đó cũng chỉ là một phần thôi. Bởi vì tôi chứng kiến rất nhiều đứa trẻ thông mình nhờ xem những chương trình chọn lọc trên Youtube.
Ngoại trừ những yếu tốt về gien di truyền, vậy vấn đề ở đây là giáo dục và môi trường. Môi trường là yếu tố rất quan trọng hình thành nhân cách của trẻ. Dù muốn hay không, chính bố mẹ phải làm gương cho trẻ.
TheAsianParent điểm ngay 12 thói quen xấu của cha mẹ khiến con bị ảnh hưởng khi lớn lên. Bố mẹ cần tránh ngay nhé!
Kiểm soát căng thẳng
Bố mẹ thường xuyên bị căng thẳng. Từ việc cơ quan, việc nhà đến việc dạy con… Nếu bố bị căng thẳng khi làm việc với ai đó, bé cũng sẽ bị như vậy.
Bé cũng quan niệm rằng làm việc với người đó sẽ phải căng thẳng như thế. Khi mẹ bị căng thẳng bởi tiền nong, bé cũng sẽ như vậy.
Giải pháp ở đây là hãy cẩn thận và đánh giá lại cách bạn kiểm soát căng thẳng. Hãy làm việc một cách khoa học để không phải đối mặt với những vấn đề nhạy cảm. Ngoài ra, nếu quá căng thẳng, hãy gặp một nhà tâm lý xem sao.
Vung tay quá trán
Mua sắm là một thói quen tốt. Nhưng nếu bạn vung tay quá trán, tiêu vượt cả mức bạn kiếm thì đó lại là vấn đề hoàn toàn khác. Con bạn hoàn toàn cũng có thể bị ảnh hưởng sau này.
Nếu bạn quyết định chi tiêu bốc đồng như vậy, đó sẽ là một tai họa. Thậm chí, một số nghiên cứu khoa học cho thấy, chi tiêu shopping quá nhiều tiền có thể là do di truyền.
Hãy chi tiêu thật cẩn thận nếu không muốn cuối tháng ăn mỳ tôm. Và khi đã có con, việc không còn đồng nào trong túi để lo cho con không phải là điều hay ho đâu. Bởi nếu chẳng may, con ốm một cái là khủng hoảng ngay.
Vấn đề tài chính chắc chắn là thói quen xấu của cha mẹ
Nếu chi tiêu bốc đồng chỉ là một trong số những vấn đề tài chính bạn đang gặp phải, chắc chắn bạn nên xem lại cách quản lý tiền bạc. Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều gia đình tan vỡ chỉ vì vấn đề tài chính.
Nhiều thói quen xấu của cha mẹ có liên quan tới tiền bạc. Và điều này làm tấm gương không tốt cho con một chút nào.
Ở Việt Nam, nếu nói về tiền bạc đội nón ra đi thì nhanh nhất có lẽ là lô đề, cờ bạc, gái hú và nghiện hút. Nếu lô đề, cờ bạc, bố mẹ chắc chắn sẽ khiến cho con cảm thấy mệt mỏi và chán chường vô cùng.
Thay đổi tư duy ngay hôm nay. Đừng cố gắng sa vào những trò đỏ đen. Bởi, nó sẽ khiến các bạn khó khăn trong tiền bạc.
Lo lắng quá nhiều
Lo lắng không phải là một thói quen tốt. Một người mẹ lo lắng quá khi mang thai sẽ khiến con sinh ra u buồn hơn. Một người mẹ lo lắng sẽ khiến gia đình không lúc nào vui vẻ cả.
Cần nhớ rằng, trẻ em luôn lấy bố mẹ làm gương. Mọi hành vi của con phản chiếu bởi những hành động trước đó của bố mẹ. Thế nên, con học được gì, làm được gì đều là từ bố mẹ và những người xung quanh cả.
Đương nhiên, trong cuộc sống có rất nhiều thứ phải lo. Từ tiền bạc, gia đình, mối quan hệ xã hội, địa vị, công danh… Nhưng nếu thể hiện nó trước mặt con thì cũng không hay cho lắm.
Bởi suy cho cùng, con muốn bố mẹ quan tâm, yêu thương và chơi cùng. Chứ không cần bố mẹ suốt ngày lo lắng.
Kén ăn cũng là thói quen xấu của cha mẹ truyền cho con
Rối loạn ăn uống có chọn lọc – đó là cách gọi khoa học của từ “kén ăn” ông bà ta hay dùng. Họ ăn uống rất khó khăn.
Họ ngại thử những thực phẩm mới và chỉ trung thành với những gì đã từng ăn mà thôi. Chính số lượng thực phẩm hạn chế như vậy khiến cho việc chuẩn bị bữa ăn với nhiều người rất mệt mỏi.
Nhưng hãy thử ngược dòng thời gian xem, có phải bố mẹ của bạn cũng thế phải không?
Không quá khó đoán. Bởi Neophobia – kén ăn – có liên quan trực tiếp bởi yếu tố di truyền. Dựa trên các hành vi cụ thể trong quá khứ mà con bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bố mẹ.
Việc kén ăn cũng bắt nguồn từ những thức ăn trong quá khứ bố mẹ chuẩn bị cho con. Hãy thay đổi tư duy ngay nhé. Để con không bị nhiễm thói quen xấu của cha mẹ.
Giải phóng bản thân mình
Hồi bé, chắc hẳn trong chúng ta, ai cũng từng bị bố mẹ và người lớn nhắc nhở.
- Chỉ được chơi ở trong vòng này thôi…
- Chỉ chơi trên hè thôi, không xuống đường…
- Tuyệt đối không sờ vào cái này, chạm vào cái kia…
Vào thời điểm đó, đó là đúng đắn. Nhưng lớn lên, chúng ta cũng không chịu thay đổi. Chính chúng ta là người tự vạch ra cái vòng an toàn đó cho mình. Để rồi sau đó, khi đã lớn, chúng ta cũng không dám bước ra khỏi nó.
Vấn đề ở đây là thay đổi tư duy. Hãy giải phóng bản thân khỏi những điều kìm kẹp. Đừng tự gò bó mình và đừng để con cảm thấy những điều tương tự.
Không có khả năng thể hiện bản thân
Nếu như bảo một đứa trẻ đừng thể hiện bản thân nữa, con sẽ không làm gì hết. Nếu nói nhiều lần như vậy, con thậm chí còn không muốn giao tiếp với ai.
Xúc cảm của người lớn rất quan trọng. Nhưng trẻ con cũng vậy. Những cảm xúc đầu đời của con cần được tôn trọng. Thay vì nhồi nhét những thứ linh tinh vào đầu con, hãy để con tự do phát triển và thể hiện bản thân.
Đừng cố gắng thay đổi con. Hãy để con là chính mình.
Kỹ năng giao tiếp kém
Nếu cha mẹ bạn là những người giao tiếp kém, bạn cũng có thể phải vật lộn với điều này khi trưởng thành.
“Trẻ em quan sát giọng điệu, mức độ giọng nói và chờ đợi hành vi ở nhà của cha mẹ”, nhà trị liệu tâm lý trẻ em và thanh thiếu niên Laura Fonseca nói với Bustle.
“Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là cha mẹ im lặng và hiền lành sẽ tạo ra những đứa trẻ ngoan. Trẻ em học cách tương tác. Không chỉ bằng cách cha mẹ hành động, mà còn bằng những gì chúng cần làm để đáp ứng nhu cầu.
Nếu trẻ em cần la hét và khóc ở nhà để có được những thứ chúng muốn, chúng cũng sẽ học cách giao tiếp theo những cách này bên ngoài xã hội. ”
Câu chuyện ở đây là gì? Hãy nói chuyện với con. Đừng im lặng. Hãy cho con cơ hội nói nhiều hơn.
Quan hệ không lành mạnh là thói quen xấu của cha mẹ
Nếu một đứa trẻ có cha hoặc mẹ ly dị, lớn lên, chúng cũng sẽ có xu hướng tương tự. Nếu một đứa trẻ lớn lên chỉ biết đến mẹ, chúng sẽ biệt lập…
Với thời đại single mom quá nhiều như hiện nay, đây không phải là điều hay ho gì. Những mối quan hệ không lành mạnh khiến gia đình tan vỡ. Và người chịu khổ cuối cùng vẫn là con cái.
Nhiều người đã chọn giải pháp bên nhau trọn đời, vì con! Dù tình cảm không còn nữa.
Mỉa mai
Một thói xấu phổ biến trong gia đình Việt. Nếu không làm được, đừng đạp đổ. Nếu không thể khen con, đừng chê con.
Nhưng hỡi ơi, nhiều gia đình Việt lại xuất hiện tính xấu này. Không thể bằng người khác, quay ra mỉa mai, soi mói.
Để rồi sau này, con lớn lên cũng bị nhiễm thói quen xấu của bố mẹ.
Thói quen xấu của cha mẹ: Không chịu nhận lỗi
Không dễ dàng gì để nói lời xin lỗi một ai đó. Và sẽ còn tệ hơn nếu bạn cứ im lặng. Nếu người lớn làm sai không xin lỗi, con trẻ sẽ bắt bước. Bởi con luôn nhìn những gì bố mẹ làm.
Đây là một thói quen xấu của bố mẹ mà con hay học theo. Đừng vì chút sĩ diện cá nhân mà làm hỏng con. Hãy xin lỗi và nhận lỗi khi có thể!
Không thể giải quyết xung đột
Cha mẹ đánh nhau. Cha cầm roi quật. Mẹ cầm gậy đánh…
Những bất hạnh trong gia đình chưa bao giờ là điều vui vẻ cả. Nếu cha mẹ xung đột, con cái sẽ là người chịu thiệt. Những lời quát mắng, tiếng la hét sẽ khiến tâm hồn con bị tổn thương rất nhiều.
Sẽ không khó hiểu nếu con cầm roi đánh bạn khác… Bởi, con bị nhiễm thói quen xấu của cha mẹ.
Lời kết
Những thói quen xấu của cha mẹ sẽ khiến con bị ảnh hưởng. Đặc biệt là sau này, khi con ra ngoài xã hội, con phải tiếp xúc với nhiều thành phần khác nhau.
Vậy nên, hãy cố gắng đặt nền móng tốt nhất cho trẻ bằng cách hạn chế những thói xấu trên nhé.
Theo Bustle.com
Xem thêm:
- 10 bộ phim hoạt hình dạy trẻ thói quen và hành vi xấu
- Điểm tên 6 thói quen của bố tưởng chừng vô hại lại có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh
- Bé vừa bú vừa ngủ có phải là thói quen xấu?