Hình thành thói quen này ở trẻ sẽ giúp cuộc sống dễ dàng hơn rất nhiều!

Thiết lập thói quen phù hợp tốt cho con của bạn quan trọng như thế nào và có những lợi ích gì?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Con bạn đạt được điều gì khi bắt đầu một thói quen tốt?

Thói quen thường xuyên sẽ giúp giảm đấu tranh quyền lực giữa phụ huynh và con cái

Đó có thể là khi bạn để dừng lại mua nước trước quán cà phê trên đường đi làm việc của bạn và sau đó ăn một bữa sáng nhẹ tại bàn làm việc của bạn trong khi bạn kiểm tra Hộp thư đến của mình trên máy tính.

Hoặc tắt tất cả đèn trong nhà, buông màn cửa, đánh răng và xem một chương trình truyền hình yêu thích của bạn trên giường trước khi kết thúc buổi tối của bạn.

Nghe có vẻ là đơn giản nhưng có thói quen phù hợp sẽ tốt cho không chỉ cha mẹ mà còn trẻ nhỏ, và thậm chí nó có thể giúp chúng phát triển mạnh về lâu dài.

Lợi ích là gì?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cho dù bạn là một vị phụ huynh thích sống khuôn khổ hay là một người thích “gió chiều nào xuôi chiều ấy”, điều quan trọng là bạn tập cho con ngay từ bé những thói quen thường xuyên nhất định.

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), trẻ em cần những thói quen nhất quán để cảm thấy an toàn và các bậc cha mẹ được khuyến khích dạy cho con của họ các thói quen hàng ngày quy củ nhưng cũng linh hoạt tùy theo tình huống.

Vậy con bạn đạt được điều gì khi bắt đầu một thói quen tốt?

Cảm giác an toàn

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu con của bạn có thể thấy rằng có một thói quen dự đoán được, nó sẽ cho bé sự đảm bảo về cách mọi thứ sẽ diễn ra trong cả ngày, do đó cho bé một cảm giác an toàn.

Ví dụ, nếu bé vừa mới bắt đầu đi học mẫu giáo, nếu bé biết được chuỗi các sự kiện trong ngày, (nhận thức được rằng sau khi mẹ đưa bé đi học và bé dành cả ngày ở trường mẫu giáo, bạn sẽ đón bé sau khi bé ngủ trưa để đưa về nhà, cho bé tắm và ăn tối cùng với cả gia đình), thì bé sẽ dễ dàng chấp nhận việc đến trường hơn vì bé cảm thấy an toàn hơn.

Xây dựng trách nhiệm

Một khi con của bạn biết được thói quen hàng ngày của mình là gì, bé sẽ bắt đầu hiểu được những gì được mong đợi ở mình đối với những sự kiện nhất định, chẳng hạn như cách bé phải cất đồ chơi sau giờ chơi và sau đó rửa tay cho bữa ăn nhẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thay vì trao thưởng, bạn nên thiết lập một quy trình nhất quán cho bé để có kết quả cuối cùng tích cực – ví dụ, sau khi dọn đồ chơi đi và rửa tay, bé sẽ ăn một bữa ăn nhẹ ngon lành (không hẳn là phần thưởng, mà là kết quả của việc hoàn thành thói quen này cụ thể).

Điều này sẽ khiến bé có trách nhiệm hơn và thực hiện đúng theo các công việc hàng ngày mà bé phải hoàn thành.

Các thói quen thường xuyên khiến con bạn có thể dự đoán được các sự kiện hàng ngày để bé sẽ cảm thấy như thế mình có nhiều kiểm soát hơn với những công việc hằng ngày.

Tăng sự tự tin

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu các sự kiện hàng ngày của con bạn có thể dự đoán được, chẳng hạn như chúng xảy ra vào khoảng cùng một cách và vào gần như cùng một thời điểm mỗi ngày, bé sẽ cảm thấy tự tin và kiểm soát được thế giới của mình.

Lấy ví dụ về thói quen đi ngủ của bé – bé biết rằng mình sẽ đánh răng, tắm, mặc bộ đồ ngủ, sau đó bạn sẽ đọc cho bé một quyển truyện trước khi tắt đèn ngủ và đi ngủ.

Tuy nhiên, nếu thói quen hàng ngày của bé là không nhất quán và khá ngẫu nhiên, nó có thể khiến bé cảm thấy một chút lo lắng về những thứ xung quanh bé.

Phát triển tính tự chủ

Trong kỷ nguyên hiện đại của các thiết bị công nghệ, thiết bị điện tử và phim hoạt hình tốc độ, điều quan trọng là trẻ phải học cách thực hành tự kiểm soát và trì hoãn sự hưởng thụ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu con bạn đòi ăn tráng miệng trước khi ăn tối, việc có một thói quen nhất định sẽ giúp bé nhớ rằng món tráng miệng chỉ đến sau bữa tối, khi bé đã ăn xong tất cả thức ăn của mình – thay vì bé chỉ đòi theo cách của mình.

40 năm nghiên cứu của Stanford đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ có tính kiên nhẫn và tự chủ khi lớn lên sẽ đạt điểm thi cao hơn, mức độ lạm dụng chất gây nghiện thấp hơn, giảm béo phì, có khả năng thích ứng tốt hơn với stress, có kỹ năng xã hội tốt hơn và nói chung là xử lí tốt hơn trong một loạt các trường hợp cuộc sống khác.

Khuyến khích tính độc lập

Vì con của bạn biết những thói quen hàng ngày của mình, bé có thể chủ động thực hiện nó mà không hề bị nhắc nhở.

Một khi con bạn trở về từ mẫu giáo, bé sẽ biết rằng bé phải cởi đôi giày của mình, đặt chúng vào tủ đựng giày, bỏ cặp vào phòng và rửa tay.

Nếu thói quen này được thiết lập ngay từ đầu, bé sẽ nhớ tự làm điều này mà không cần phải bị nhắc nhở, vì trẻ có xu hướng làm tốt hơn khi họ biết điều gì sẽ xảy ra.

Giảm thiểu cuộc đấu tranh quyền lực

Chúng ta đều đã trải qua – con của bạn muốn xem tv nhưng đã đến giờ đi ngủ của bé, vì vậy một cuộc tranh luận lập tức xảy ra giữa bạn và con.

Nếu bé có một thói quen thích hợp, cuộc đấu tranh quyền lực này có thể tránh được vì bé biết rằng sau khi xem một hoặc hai tập phim hoạt hình sau bữa tối thì sẽ đến lúc phải tắm và sau đó đi ngủ.

Cách tốt nhất để tránh những cuộc đấu tranh về quyền lực là để con bạn tham gia vào việc tạo ra và thực hiện thói quen và lắng nghe một số gợi ý của bé, chẳng hạn như liệu bài tập ở nhà phải được hoàn thành trước hay sau thời gian tắm.

Điều này sẽ cho phép bé cảm thấy như bé đã có tiếng nói và quyền lực trong việc lên kế hoạch cho thói quen của mình và bé có thể sẵn sàng chấp nhận nó hơn.

 

Làm thế nào để thiết lập thói quen nhất quán

Bây giờ bạn đã biết nhiều hơn về những lợi ích của việc có một thói quen hàng ngày, vậy thì bạn phải làm thế nào để có thể sắp xếp thói quen hiệu quả cho con của bạn?

Dưới đây là một số mẹo và ví dụ để bạn cân nhắc:

Thói quen buổi sáng

Ví dụ: Thức dậy, đi bô, đánh răng, tắm rửa, mặc quần áo, ăn sáng, đi giày dép, và chờ bên cửa để đi cùng với mẹ hoặc bố đến trường mầm non.

Để mọi thứ trở nên dễ dàng hơn cho mọi người (đặc biệt là với những bậc cha mẹ bị mất ngủ), thì nên chuẩn bị một số việc vào đêm hôm trước.

Chuẩn bị sẵn và đặt riêng ra quần áo để mặc, chuẩn bị bữa sáng và giúp con bạn soạn ba lô đi học vào mỗi buổi tối thay vì cuống lên vào sáng hôm sau sẽ giảm stress cho mọi người.

Thói quen ngủ trưa

Ví dụ: Ăn trưa, rửa tay, giờ nghỉ chơi, dọn đồ chơi, đọc sách, ngủ trưa.

Nhắc nhở con của bạn về thời gian bé có bằng cách đếm ngược trước khi chuyển tiếp sang việc tiếp theo trong chuỗi thói quen.

Chẳng hạn như nói với bé, bé còn lại 10 phút chơi trước khi phải nghỉ ngơi – hoặc nếu bé không biết làm thế nào để xem giờ, hãy cho bé biết rằng khi kim to hơn chỉ số 12, thì bé hết thời gian.

Ngủ nghỉ

Ví dụ: Đánh răng, tắm, mặc đồ ngủ, đọc sách, đi ngủ.

Sẽ rất tốt nếu bạn có thể thiết lập một quy trình nhất định vào ban đêm với con của bạn để giúp bé kết thúc một ngày và đi ngủ mà không có phiền phức gì cả.

Việc này có thể bao gồm cả kể chuyện, đọc sách cho bé, trò chuyện, hoặc hát các bài hát – nhưng chỉ cố tránh bất kỳ trò chơi hoặc hoạt động thú vị trước khi đi ngủ bởi vì bé sẽ rất khó để ngủ!

In biểu đồ thói quen

Giúp trẻ nhớ những thói quen của mình bằng cách in ra những hình ảnh thể hiện thói quen hàng ngày của con cho bé tham khảo (và giải quyết bất kỳ tranh chấp nhỏ hoặc bất đồng ý kiến ​​nào khi biểu đồ thói quen được in ra).

Bạn có thể tạo ra một bức tranh với nhiều hình ảnh đầy màu sắc và trang trí nó bất kỳ cách nào con bạn muốn, hoặc bạn có thể sử dụng những hình nền có sẵn trên mạng Internet.

Dán biêu đồ ở nơi con bạn có thể dễ dàng nhìn thấy (có lẽ lên trên tường phòng ngủ của con, hoặc trên tủ lạnh) để bé nhanh chóng nhớ đến việc kế tiếp trong thói quen hàng ngày của mình.

Độ tuổi thích hợp

Đảm bảo rằng những công việc mà bạn đưa vào thói quen của con là điều mà bé có thể đạt được cho lứa tuổi của mình.

Một đứa trẻ 2 tuổi có thể tự ăn bữa sáng, một bé bốn tuổi có thể mặc quần áo sau khi tắm và một đứa trẻ bảy tuổi có thể tự dọn giường ngủ sau khi thức dậy vào buổi sáng.

Tuy nhiên, tất cả trẻ em phát triển khác nhau, do đó, chỉ cần đánh giá dữa trên những gì con bạn có khả năng làm để đảm bảo thói quen của bé là phù hợp.

Mặc dù thói quen phù hợp là điều quan trọng đối với bạn để phát triển mạnh, nhưng bạn vẫn cần linh động vào nhiều lúc

Tính linh hoạt là chìa khóa thành công

Mặc dù một thói quen nhất quán là quan trọng đối với trẻ nhỏ, chúng ta cũng không cần phải quá cứng nhắc.

Trẻ em cũng cần phải học cách giải quyết linh hoạt những thay đổi nhỏ có thể phát sinh trong công việc hàng ngày, bởi vì cuộc sống cũng không thể đoán trước được!

Nếu bạn thấy rằng có thể một số phần của thói quen của bé không phù hợp, hãy điều chỉnh một chút và cố gắng tìm ra cách nào hiệu quả nhất cho bạn và con của bạn.

Hãy nhớ rằng thói quen hàng ngày không phải là một lịch trình cố định, nó chỉ mang tính chất tham khảo về thứ tự các hoạt động xảy ra hàng ngày để con bạn biết điều gì sẽ xảy ra trong ngày.

Sẽ không bao giờ là quá muộn để bắt đầu

Nếu bạn không có các thói quen phù hợp cho con bạn và bạn không chắc chắn liệu đã quá muộn để bắt đầu ngay bây giờ, đừng lo lắng vì mặc dù có thể mất một thời gian ngắn để con bạn điều chỉnh, bé sẽ sớm nắm được vấn đề.

Mặc dù bạn nên cởi mở với những điều chỉnh lịch sinh hoạt và cố gắng linh hoạt trong ngày, bạn phải kiên trì theo đuổi một thói quen và hãy nói với con mình rằng đây là cách đúng đắn để sống và làm việc.

Bé có thể cần thời gian để thích ứng với thói quen mới và có thể cố gắng trốn thực hiện những thói quen này, nhưng hãy cố gắng giữ cho bé đi đúng hướng và hiểu rằng tính nhất quán sẽ có lợi cho con bạn về lâu về dài và sẽ giúp bé thành công hơn trong cuộc sống sau này.

Bài viết của

Michelle Le