Nếu quan sát kỹ các bé nhà mình, bạn sẽ thấy ý thức về trật tự và trình tự của một đứa trẻ được hình thành từ rất sớm. Và nó được tạo nên dựa trên nhu cầu về một môi trường nhất quán và có tính lặp lại. Do đó, tìm hiểu thời kỳ nhạy cảm về sự trật tự của bé, kết hợp với sự hướng dẫn và giúp đỡ phù hợp của cha mẹ sẽ khiến bé hình thành thói quen ngăn nắp.
Thời kỳ nhạy cảm về sự trật tự là gì?
Vào một buổi sáng, bố tôi đã giúp pha cho con trai tôi một ly cacao nóng. Từ một phòng khác, tôi nghe tiếng khóc thét: ”Mẹ không làm thế! Mẹ làm khác cơ!”. Từ âm thanh của tiếng khóc, tôi đoán chắc rằng thằng bé đã bị đổ cacao lên đầu. Nhưng không phải, bố tôi đã dùng nước để pha thay vì dùng sữa như tôi vẫn làm hàng ngày. Ngoài ra, ông còn nếm thử trước xem ly cacao có quá nóng không trước khi đưa cho thằng bé.
Bố tôi đã thay đổi công thức món yêu thích của thằng bé. Vậy điều gì xảy ra ở đây? Có thể bạn cho rằng đó chỉ là một hành động tức giận ngẫu nhiên của một đứa trẻ. Nhưng trên thực tế, sự giận dữ đó không phải ngẫu nhiên. Trẻ thường tỏ ra như vậy khi những trật tự, nhu cầu hàng ngày của mình bị đảo lộn.
Thông qua việc quan sát trẻ nhỏ, Maria Montessori đưa ra khái niệm cũng như những “thời kỳ nhạy cảm”. Đó là thời điểm một đứa trẻ có ham muốn và khả năng đặc biệt mạnh mẽ để tìm hiểu về điều gì đó. Thời kỳ nhạy cảm về trật tự ở trẻ thường diễn ra vào giai đoạn trẻ 2 – 4 tuổi. Sự nhạy cảm về trật tự của trẻ là bản năng tự nhiên. Nhưng nó cũng bị tác động bởi môi trường, thói quen, trình tự, sự lặp lại hàng ngày.
Khái niệm này giải thích vì sao đứa trẻ ở câu chuyện phía trên lại khóc thét khi người ông thay đổi công thức ly cacao.
Bố mẹ cần làm gì với trẻ trong thời kỳ nhạy cảm về sự trật tự?
1. Xây dựng thói quen hàng ngày
Điều này nghe có vẻ hơi vô lý với một đứa trẻ 2 tuổi, nhưng bạn đừng nên bỏ qua. Hãy lên kế hoạch về thời gian biểu hàng cho bé một cách chi tiết nhất có thể. Như thức dậy vào buổi sáng lúc mấy giờ, khi nào đi ngủ, khi nào uống sữa, khi ăn phải ngồi trên ghế ăn,… Những thói quen nhỏ này sẽ mang đến cho bé có cảm giác an toàn, cũng như khả năng thích nghi về sau này.
2. Tạo môi trường có tổ chức ngay tại nhà
Bạn vẫn luôn cho rằng trẻ em luôn là nguyên nhân khiến ngôi nhà của mình luôn bừa bộn. Nhưng trẻ thực sự có thể sắp xếp mọi thứ một cách gọn gàng nếu được hướng dẫn. Để rèn tính ngăn nắp, bố mẹ nên đặt một kệ đựng đồ chơi ở vị trí nhất định trong nhà.
Khi bé chơi xong, hãy hướng dẫn con cất đồ chơi vào nơi đã quy định. Từ đó sẽ hình thành nên thói quen ngăn nắp, bé sẽ có xu hướng đưa một vật về đúng vị trí cố định mà bé đã quy định.
3. Thấu hiểu trẻ
Nhận biết được nhu cầu của trẻ là một điều quan trọng giúp bố mẹ xử lý tình huống một cách hiệu quả. Khi thấy trẻ cáu gắt, hay quấy khóc đừng nóng giận vội. Thay vào đó, hãy tìm hiểu xem có bất cứ sự thay đổi nào trong thói quen sinh hoạt nào của trẻ không? Ví dụ như, bình thường bố vẫn là người tắm cho bé, nhưng hôm nay bố đi công tác. Hay bình thường bé uống nước bằng chiếc ly màu xanh nhưng hôm nay lại là ly khác.
4. Cho trẻ sự lựa chọn mỗi khi có sự thay đổi trật tự bình thường
Bạn không thể đảm bảo sẽ luôn giữ cho con môi trường có trình tự lặp lại từ ngày này qua ngày khác được. Nhưng nếu có sự thay đổi trong thói quen sinh hoạt hàng ngày, hãy đưa cho con một sự lựa chọn khác. Bạn có thể nói: “Chiếc cốc màu xanh của con hôm nay bẩn rồi. Con có muốn một chiếc cốc màu đỏ hoặc một chiếc cốc màu hồng không?”
5. Nói với con về sự thay đổi
Từ 2 tuổi trở đi, ý thức về trật tự của trẻ sẽ càng rõ rệt. Nên nếu có những thay đổi lớn về thói quen, trình tự bạn nên nói rõ ràng với con. Nếu con bạn thường đến trường vào buổi sáng, nhưng hôm nay bé phải đi gặp bác sĩ. Hãy nói chuyện với bé một cách chính xác.
Xem thêm:
- Bí quyết phạt con đúng cách dành cho mọi lứa tuổi
- Các khái niệm nhầm lẫn trong nuôi dạy con cái
- Trẻ 1 tuổi biếng ăn, vấn đề đau đầu của nhiều mẹ bỉm sữa!
Vào ngay Fanpage the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!