Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh là một trong những hiện tượng không hiếm hiện nay. Nếu không xử lý tốt, có thể khiến cho tính mạng của bé gặp nguy hiểm.
Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị tổn thương. Do các bé có sức đề kháng rất thấp, các cơ quan trong cơ thể cũng chưa phát triển đầy đủ nên thường bị nhiễm trùng và các bệnh khác. Đặc biệt, vị trí rốn dễ bị tổn thương. Phổ biến nhất là thoát vị rốn.
Thoát vị rốn là tình trạng một phần ruột chui vào khe hở giữa các cơ thành bụng tại rốn và nằm sát bên dưới da. Bởi cơ thành bụng chưa phát triển đủ để bịt kín ống dây rốn. Triệu chứng bệnh có thể dễ dàng nhận biết khi có một khối u mềm nhô lên tại rốn khi trẻ khóc, rặn và biến mất khi trẻ nằm im.
Nó có thể to hơn khi cười, ho, khóc hoặc đi vệ sinh, xẹp lại khi thư giãn hoặc nằm xuống. Trong nhiều trường hợp, thoát vị rốn lặn vào trong bụng và được các cơ thành bụng bịt kín lại trước ngày sinh nhật đầu tiên của trẻ. Nếu không điều trị, thoát vị có thể trầm trọng hơn theo thời gian.
Dấu hiệu thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh
Không quá khó để nhận thấy những dấu hiệu thoát vị rốn ở trẻ. Thường sẽ có một khối u mềm hoặc phình. Nếu trẻ khóc, chỗ u sẽ phình ra. Nếu bé ở trạng thái ngủ hoặc nằm ngửa, khối u sẽ lặn hoặc biến mất. Nó thường không khiến bé quá đau đớn.
Thoát vị rốn xảy ra thường xuyên nhất ở các bé sinh non. Hoặc bé có cân nặng khi sinh thấp cũng có thể bị. Có tới 75% trẻ sơ sinh có trọng lượng dưới 1,5kg có thoát vị rốn. Dị tật này xảy ra nhiều hơn ở các bé gái. Hầu hết thoát vị rốn tự cải thiện ở độ 1 tuổi. Mặc dù một số khác mất nhiều thời gian hơn. Khoảng 90% thoát vị rốn cuối cùng sẽ tự đóng lại. Tuy nhiên, khi trẻ được 4 tuổi mà không tự đóng lại thì có thể cần phẫu thuật.
Nếu thấy bé có biểu hiện sau, có thể bé đã bị thoát vị rốn:
– Bé khóc ngặt nghẽo hoặc tỏ ra đau đớn
– Bụng có vẻ to hơn, tròn hơn, đầy hơn bình thường
– Vùng da khối thoát vị sưng nề và đỏ
– Trẻ bị sốt và hay bị trớ
– Khó đi ngoài hoặc hoàn toàn không đi ngoài
– Có máu trong phân
Nguyên nhân thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh
Như đã nói, trẻ sơ sinh lấy dinh dưỡng thông qua dây rốn trong bụng mẹ. Trong khi mang thai, dây rốn đi qua một lỗ nhỏ trong các cơ bụng của bé. Các cơ chỉ đóng lại sau khi sinh. Nếu các cơ thành bụng không khép hoàn toàn ở đường giữa bụng thì có thể gây thoát vị rốn khi sinh hoặc sau này trong cuộc sống. Thoát vị rốn có thể phát triển khi các mô mỡ hoặc một phần của ruột xuyên qua một khu vực gần rốn.
Cu thể hơn, trong vòng 1-2 tuần sau sinh cuống rốn teo dần và rụng đi. Vết thương lành và tạo thành rốn của trẻ. Lỗ ở thành bụng nơi dây rốn đi qua sẽ tự dần dần được đóng lại một cách tự nhiên khi bé lớn. Nếu các cơ không đóng với nhau hoàn toàn ở đường giữa của bụng, điểm yếu này trong thành bụng có thể gây ra thoát vị rốn.
Cách chữa thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh
Nếu may mắn, con sinh ra sẽ khỏe mạnh. Nhưng nếu không, thoát vị rốn có thể khiến con đau đớn, nhiễm trùng, thậm chí tử vong. Để xác định rõ, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của bé. Khi bé đủ khỏe mạnh và thoát vị không nhiều, bác sĩ có thể đặt trở lại dây rốn. Họ cũng sẽ kiểm tra xem dây rốn có bị mắc kẹt trong các cơ bụng không. Đây là một biến chứng nghiêm trọng bởi vì phần bị mắc kẹt trong ruột có thể bị hoại tử do thiếu máu.
Bác sĩ cũng có thể chụp chiếu để đảm bảo không có biến chứng. Xét nghiệm máu để tìm bệnh nhiễm trùng. Đặc biệt là nếu ruột bị chặn hoặc mắc kẹt.
Theo dân gian, một số người cho rằng có thể chữa thoát vị bằng cách ấn nhẹ một đồng xu xuống chỗ lồi để cố định. Điều này rất nguy hiểm! Thậm chí còn tăng nguy cơ gây nhiễm trùng. Do vậy, đừng tự ý chữa linh tinh.
Thông thường, nếu rốn không bình thường hoặc trẻ thấy đau đớn, không biến mất khi trẻ đã lên 4 tuổi thì các bác sĩ sẽ phải can thiệp bằng việc phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ tại cơ của khối này. Các mô đệm thoát vị quay trở lại khoang bụng. Thủ thuật này khá an toàn nên khả năng gặp biến chứng là không cao. Giá cả cho một cuộc phẫu thuật chữa thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh cũng không quá cao. Đầu tư vào con người thì không phải tính toán, phải không?
Lời kết
Hiện tượng thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh khá phổ biến. Cha mẹ nhớ rằng khi nghi ngờ con bị thoát vị rốn, đừng cố gắng chữa bằng những phương pháp “truyền miệng”. Hãy hạn chế việc trẻ khóc nhiều, khóc to, hoạt động liên tục. Khi thấy con có những biểu hiện như trên, hãy lập tức cho bé đi bệnh viện để được khám chữa kịp thời nhé.
Xem thêm:
- Trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng là bệnh gì, có nguy hiểm không?
- Trẻ sơ sinh có được uống tắc chưng đường phèn để trị ho hay không?e
- Trẻ sốt về đêm là bệnh gì? Những dấu hiệu nhận biết sự nguy hiểm!
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!