Thai trứng nguy cơ cao là gì? Đâu là cách điều trị an toàn cho chị em?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai trứng nguy cơ cao có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Chị em nếu được điều trị kịp thời vẫn có thể mang thai và sinh con.

Thai trứng nguy cơ cao có nguy hiểm không?

Thai trứng là tình trạng lớp tế bào nuôi ở gai nhau phát triển bất thường, biến thành nhiều túi nhỏ chứa đầy nước bên trong, có hình dạng giống chùm nho. Các túi nước này nối với nhau bằng những sợi nhỏ, lấn át bào thai.

Biến chứng thai trứng có thể nguy hiểm hoặc cũng có thể lành tính và được phân loại như sau:

  • Chửa trứng lành tính: Lớp hợp bào ko bị phá vỡ, lớp đơn bào không ăn vào cơ tử cung.
  • Chửa trứng ác tính (chửa trứng xâm nhập): Lớp hợp bào mỏng đi và có từng vùng bị phá vỡ. Lớp đơn bào ở trong xâm lấn ra ngoài tràn vào niêm mạc tử cung, ăn sâu vào lớp cơ tử cung, có khi ăn thủng lớp cơ tử cung gây chảy máu trong ổ bụng.

Chính vì vậy thai trứng nguy cơ cao (ác tính) cần được theo dõi và điều trị sớm để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như mất máu, suy dinh dưỡng, băng huyết.

Ngoài ra, thai trứng còn gây ra nhiều biến chứng ác tính như thai trứng xâm lấn và ung thư tế bào nuôi (đây là loại ung thư ác tính, có thể gây di căn toàn thân và tỉ lệ tử vong rất cao).

Điều trị cho người bị thai trứng nguy cơ cao như thế nào?

Chửa trứng ác tính (thai trứng nguy cơ cao) hay còn gọi là ung thư tế bào nuôi là khi mô thai trứng xâm lấn vào trong cơ tử cung, gây nên các hậu quả nghiêm trọng như gây thủng tử cung, chảy máu, xâm lấn ra các tạng xung quanh tử cung trong tiểu khung và ổ bụng, hoặc di căn xa ( như đến âm đạo, phổi, não…) tạo những khối u ác tính.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Việc điều trị bệnh sẽ khá phức tạp nhưng vẫn có thể chữa khỏi. Các phương pháp điều trị có thể được áp dụng như sau, tùy vào tình hình của bệnh nhân:

1. Bóc tách thai trứng

Trong đó có 2 cách phổ biến nhất là:

  • Lấy thai trứng ra khỏi cơ thể bằng cách nạo hút trứng hoặc phẫu thuật xẻ cơ tử cung để lấy khối mô trứng đối với các trường hợp còn nhu cầu sinh con, được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm, có thể cần nạo hút nhiều lần để đảm bảo lấy hết thai trứng.
  • Phẫu thuật cắt tử cung được chỉ định trong các trường hợp: Bệnh nhân đã lớn tuổi (≥ 40 tuổi) và đủ con; hoặc có các biến chứng như xâm lấn rộng vào tử cung gây chảy máu nặng; hoặc điều trị hóa chất không hiệu quả.

2. Điều trị thai trứng bằng hóa chất 

Chất được dùng để điều trị là Methotrexate kết hợp Folinic Acid. Các hóa chất khác có thể được dùng nếu liệu trình đầu tiên thất bại như: EMA-CO, EMA-EP,…. có thể dùng đơn hóa trị liệu hoặc đa hóa trị liệu tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý bệnh nhân.

3. Khám và theo dõi định kỳ sau khi đã được phẫu thuật 

Bệnh nhân sau khi được điều trị sẽ phải được theo dõi ngoại trú, khám định kỳ trong ít nhất 2 năm. Đồng thời cần thực hiện các xét nghiệm máu, nước tiểu 2 tuần/lần cho đến khi chỉ số beta HCG trở về ngưỡng bình thường.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi chỉ số HCG đã về mức cho phép, người bệnh tiếp tục thử nước tiểu 4 tuần/lần trong 6 tháng, kết hợp với siêu âm và các xét nghiệm khác (nếu cần) để phòng các trường hợp tái phát hoặc di căn xa.

Phụ nữ bị thai trứng nguy cơ cao có thể mang thai được không?

Thai trứng nguy cơ cao tuy có thể nguy hiểm nhưng nếu được điều trị kịp thời thì bệnh vẫn không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau này của người phụ nữ, kể cả đã trải qua hóa trị (trừ trường hợp những bệnh nhân phải cắt bỏ tử cung).

Bệnh không làm tăng nguy cơ thai chết lưu, dị tật bẩm sinh, sinh non và nhiều biến chứng khác.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên, nếu bạn có ý định mang thai cần trì hoãn việc mang thai sau tối thiểu 2 năm, kể từ ngày điều trị. Vì khoảng thời gian này cần thiết cho việc theo dõi và tiên lượng nguy cơ bệnh có chuyển biến thành ác tính hay không.

Với những thông tin hữu ích như trên, chúc bạn sớm khỏi bệnh!

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương