Có thai là điều bất cứ người làm mẹ nào cũng mong muốn. Nhưng thai trong ổ bụng như trường hợp sản phụ tại Cần Thơ thì hơi… đáng lo.
Hy hữu thai trong ổ bụng, sản phụ đối mặt với thần chết
Lấy nhau đã lâu mà không có mụn con nào, cô gái ở Cần Thơ cảm thấy mệt mỏi.
Ai cũng vậy thôi! Đã lấy vợ, lấy chồng, ai chẳng mong có tiếng trẻ thơ trong nhà.
Gia đình cô gái nói trên cũng vậy. Song, một bất ngờ đã đến với cô.
2 vạch…
Ai làm cha, làm mẹ hay mang bầu biết rồi đấy! Cái cảm giác 2 vạch thật là tuyệt vời!
Nhưng…
Túi thai biến mất
Ngay khi biến tin “2 vạch”, cô đến một cơ sở khám thai ở địa phương để kiểm tra. Điều lạ kỳ là các bác sĩ siêu âm không phát hiện được túi thai.
Sau đó, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) để kiểm tra. Các bác sĩ ở đây nghi ngờ bệnh nhân bị thai ngoài tử cung nhưng vẫn cho bệnh nhân nhập viện theo dõi, chưa đưa ra quyết định can thiệp ngay, vì việc can thiệp sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến thai kỳ.
Tuy nhiên, đến ngày 29.5, các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ đã tiến hành siêu âm. Ê-kíp Ghi nhận nhịp tim thai ở một khối nằm cạnh buồng trứng bên phải.
Trước tình trạng trên, bệnh nhân được chỉ định mổ nội soi để chẩn đoán vì nghi ngờ thai ngoài tử cung ở vòi trứng bên phải.
Bác sĩ Lê Ngọc Diệp (Bệnh viện Từ Dũ) cho biết trong quá trình phẫu thuật, khi gỡ rất nhiều mảng dây dính bao phủ tử cung và 2 tai vòi, các bác sĩ thấy toàn bộ tai vòi bên phải hoàn toàn bình thường.
Đến lúc này, vẫn chưa thấy túi thai đâu cả…
Tình huống phức tạp
Tiếp tục cắt bỏ các mảng dính khác, kíp mổ phát hiện ra khối thai bám ở thanh mạc cơ tử cung, gai nhau ăn sâu vào cơ tử cung.
Khối thai ở trạng thái căng mỏng!
Khi lấy khối thai, các bác sĩ phải may lại cơ tử cung cầm máu vì gai nhau ăn tương đối sâu vào cơ tử cung.
“Việc can thiệp bằng nội soi giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Hơn nữa, qua nội soi, các mảng dính dầy bao phủ tử cung, vòi trứng, buồng trứng đã được cắt bỏ cẩn thận với hy vọng làm tăng khả năng có thai trong tương lai cho bệnh nhân”, bác sĩ Diệp chia sẻ.
Bác sĩ cũng cho biết thai trong ổ bụng đa số cần được chấm dứt thai kỳ do các nguy cơ rất nguy hiểm lên tính mạng người mẹ. Khi thai phát triển có thể tự vỡ khối thai gây chảy máu ồ ạt. Có khi nhau thai ăn vỡ các mạch máu lớn.
May mắn thay, trường hợp sản phụ ở Cần Thơ đã phát hiện và xử lý kịp thời. Nếu không, không ai nói trước được điều gì cả.
Những điều cần biết về thai trong ổ bụng
Theo các nghiên cứu, thai trong ổ bụng là trường hợp thai lạc chỗ hiếm gặp. Cứ 100 trường hợp thai ngoài tử cung thì mới có 1 ca thai làm tổ lên các tạng trong ổ bụng như gan, dạ dày, ruột hoặc bám lên mạc nối, phúc mạc hoặc các thành ổ bụng.
Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong do mang thai trong ổ bụng lại cao gấp 7,7 lần so với chửa ở các vị trí khác ngoài tử cung.
Nguy hiểm đến tính mạng
Khi mang thai trong ổ bụng, thai phụ có thể gặp các hiện tượng sau đây:
- Chảy máu trong
- Choáng do mất máu
- Nhiễm trùng
- Nhiễm độc máu
- Thiếu máu
- Đông máu
- Tắc mạch phổi
Dấu hiệu nhận biết thai trong ổ bụng
- Bà bầu bị ra máu
- Đau bụng
- Thường gặp ở những người viêm nhiễm đường sinh dục
- Nạo hút thai quá nhiều lần
- Đã có tiền sử mang thai ngoài tử cung trước đó
Thêm nữa, thai trong ổ bụng cũng có cơ hội sống sót nhưng không cao. Hầu hết trẻ sinh ra và sống sẽ bị dị dạng. Những dị tật mà thai nhi có thể gặp là vẹo cổ, bất cân xứng khuôn mặt, biến dạng chi, đầu dẹt, và dị dạng lồng ngực…
Cách xử lý
Để phòng tránh mang thai ngoài tử cung nói chung, thai trong ổ bụng nói riêng, phụ nữ nên quan tâm hơn đến sức khỏe sinh sản của mình. Hạn chế nạo phá thai, giữ gìn vệ sinh tốt, nhất là trong những ngày “đèn đỏ”. Nếu bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục thì nên đi khám, tránh biến chứng viêm dính tắc vòi trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau.
Theo MotTheGioi
Xem thêm:
Hiểm họa khôn lường từ tắc ruột non bẩm sinh đối với trẻ nhỏ
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống: Tác hại và những lưu ý với thai phụ
Thoát vị cơ hoành bẩm sinh suýt cướp đi sinh mạng của bé hai tuần tuổi