Thời điểm mang thai ở tuần thứ 13, bạn đã chính thức bước sang tam cá nguyệt thứ 2. Lúc này bạn cũng đã trải qua cuộc xét nghiệm quan trọng đo độ mờ da gáy. Xin chúc mừng bạn và hãy tận hưởng những tháng ngày mang thai “nhàn nhã” nhất phía trước. Ngoài ra, thai nhi tuần thứ 13 cũng có thể cho bố mẹ đoán giới tính của con mình rồi đấy!
- Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 13
- Sự thay đổi của mẹ bầu
- Lời khuyên cho cha mẹ
Nhiều mẹ sẽ tò mò không biết thai 13 tuần sẽ phát triển ra sao. Mẹ cần chú ý chăm sóc những gì để bé yêu có thể phát triển tốt nhất? Bài viết này sẽ giúp mẹ tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này nhé.
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 13
Thai nhi 13 tuần tuổi có kích thước bằng một quả đậu Hà Lan, dài gần 7 cm tính từ đầu đến chân và nặng gần 30 g. Đầu của thai nhi tuần thứ 13 này vẫn là bộ phận lớn nhất cơ thể, bằng 1/3 so với chiều dài của cơ thể. Gương mặt của bé đang có sự thay đổi đáng kể, càng ngày càng phân biệt rõ các bộ phận. Mắt của bé đã bắt đầu dịch chuyển lại gần nhau thay vì nằm xa tít ở 2 bên trán và tai.Bây giờ, mí mắt của bé đã có thể khép lại để bảo vệ mắt. Lông tơ nhỏ bắt đầu xuất hiện. Bé cũng có thể đặt ngón tay cái vào miệng mình trong tuần này, mặc dù các cơ để mút vẫn chưa hoàn toàn phát triển.
Khi tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ bắt đầu, nhau thai của mẹ đã phát triển và đang có nhiệm vụ cung cấp oxy, chất dinh dưỡng và xử lý chất thải cho bé. Nhau thai cũng sản xuất các hormone progesterone và estrogen giúp duy trì thai kỳ của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Ruột của bé phồng lên hơn ở gần cuống rốn và bắt đầu dịch chuyển về khoang bụng. Bộ phận sinh dục của bé đã phát triển khá mạnh do đó chúng ta có thể đoán biết chắc chắn giới tính của thai nhi.
Gan đã bắt đầu tiết mật, thận đã sản xuất ra nước tiểu và được chứa ở bàng quang. Các tế bào thần kinh tăng lên nhanh chóng theo cấp số nhân và các “khớp” thần kinh (kết nối các dây thần kinh trong não bộ) đang hình thành.
Sự thay đổi của mẹ bầu
Thai nhi tuần thứ 13 trở đi, cảm giác nghén đã không còn làm phiền bạn nhiều như một vài tuần trước nữa. Cơ thể bạn cũng không còn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, kiệt sức, mất sức sống nữa. Cảm giác căng thẳng vì lo sẩy thai cũng đã giảm bớt đi nhiều. Do bạn hiểu tuần này bé của bạn đã có thể cứng cáp phát triển trong bụng mẹ rồi. Cảm giác thèm ăn cũng bắt đầu quay trở lại. Nhiều cặp đôi còn nhận thấy ham muốn tình dục tăng cao đặc biệt trong thời gian này.
Từ thời điểm này, vòng eo thon nhỏ trước đây của bạn ngày càng phình to. Đây là một biểu hiện tốt cho sự phát triển mạnh khỏe của thai nhi. Một vài vết rạn nứt ở bụng, ngực, mông và hậu môn dần xuất hiện. Một số trường hợp khác còn cảm thấy ngứa ở ngực. Do tuyến sữa đang dần phát triền để hoàn chỉnh chức năng tạo sữa non.
Lời khuyên cho cha mẹ
Người chồng cần nên thường xuyên quan tâm tới sức khỏe mẹ và bé. Giúp đỡ mẹ bé các công việc nhà nhiều hơn. Cũng thường xuyên nhắc nhở vợ đi khám thai định kì, nếu có thể đưa vợ đi thì càng tốt .
Hai vợ chồng nên cùng tham gia các lớp học tiền sản để chia sẻ các kiến thức chăm con. Nên bắt đầu nghĩ đến việc tiến hành giáo dục thai nhi như cho thai nhi. Ví dụ nghe những loại nhạc du dương và thường xuyên trò chuyện với thai nhi.
Mẹ bé nên chọn mặc những bộ quần áo thoải mái, thoáng mát. Hãy thử những bộ đồ lót dành cho bà bầu sẽ đem lại sự thoải mái. Nên vận động và đi lại nhẹ nhàng.
Không nên đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, phải thường xuyên đứng dậy vận động. Khi đứng dậy hoặc ngồi xuống, tránh khom lưng, ngồi quá thả lỏng hoặc ngồi trên ghế không có chỗ tựa; tránh ngủ giường quá mềm, như thế mới giảm hoặc tránh được hiện tượng đau lưng.
Hãy tự chăm sóc bản thân thật tốt nếu muốn đứa con thân yêu của mình ra đời khỏe mạnh.