Thai nhi quay đầu sớm có phải là dấu hiệu nguy hiểm dọa sinh non?

lead image

Nếu thai nhi quay đầu trước thời điểm 28 tuần thì con đã quay đầu sớm. Mẹ cũng không cần quá lo lắng trong trường hợp này vì có đến 20% thai nhi quay đầu sớm hơn hoặc muộn hơn thời gian lý tưởng. Từ lúc này mẹ nên thường xuyên siêu âm, thăm khám để được theo dõi tình hình sức khỏe của cả 2.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai bao nhiêu tuần thì quay đầu? Phần lớn các bé sẽ quay đầu để chuẩn bị cho thời điểm sinh từ tuần thứ 34-36 trở đi. Khi nào mẹ cần lo lắng về ngôi thai? Nên làm gì khi thai nhi chưa quay đầu? Tất cả thắc mắc của mẹ sẽ được giải đáp dưới đây:

Nội dung bài viết:

  • Thai bao nhiêu tuần thì quay đầu?
  • Dấu hiệu thai nhi đã quay đầu
  • Khi nào thai nhi được cho là quay đầu sớm?
  • Thai nhi quay đầu sớm có nguy hiểm không?

Thai bao nhiêu tuần thì quay đầu?

80% các bé sẽ bắt đầu quay người và di chuyển xuống vị trí xương chậu để chuẩn bị cho thời điểm sinh ở tuần thứ 34-36 trở đi. Khi đi khám, bác sĩ sẽ giúp mẹ xác định xem con có ở nơi thuận lợi cho quá trình sinh thường hay không.

Sau 36-37 tuần, nhiều bé sẽ tiếp tục di chuyển để tới được đúng đích mình mong muốn cho quá trình chào đời. Tuy nhiên cũng có một số em bé quay đầu sớm từ tuần thai thứ 28.

Với các mẹ mang bầu từ lần thứ 2 trở đi, thai nhi thường có xu hướng quay đầu muộn hơn. Thậm chí một số bé lại quay đầu ở tuần cuối cùng của thời điểm dự sinh.

Thai bao nhiêu tuần thì quay đầu? (Nguồn ảnh: istockphoto)

Tuy nhiên, nếu bé vẫn ở ngôi ngược thì sẽ có nhiều phương án để mẹ tư vấn với bác sĩ như:

  • Sử dụng các phương pháp xoay ngôi thai theo hướng dẫn của bác sĩ thông qua một số bài tập hoặc có can thiệp của bác sĩ sản khoa.
  • Mẹ vẫn có thể sinh thường nếu hội tụ đủ các yếu tố như em bé không quá to, thai ở vị trí ngôi mông thẳng, xương chậu của mẹ đủ lớn để giúp con chui ra…
  • Nếu vị trí ngôi của con quá khó khăn thì phương pháp tối ưu mà bác sĩ sẽ trao đổi với mẹ chính là sinh mổ.

Bạn có thể chưa biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ cần biết gì khi thai nhi trong tư thế ngôi thai ngược?

Có phải em bé nào cũng quay đầu?

Bác sĩ Vũ Duy Thái – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City cho biết, thông thường vào gần cuối thai kỳ, thai nhi sẽ quay đầu để chuẩn bị lọt lòng, song không phải em bé nào cũng quay đầu đúng thời điểm, nhiều bé còn không quay đầu. Các kiểu ngôi thai thường gặp là:

  • Ngôi đầu: Ngôi thai thông thường, thai nhi ở tư thế đầu quay xuống dưới âm đạo, mông hướng về ngực mẹ
  • Trái với ngôi đầu là ngôi mông: đầu bé hướng lên trên còn mông hướng về âm đạo, trường hợp này khó sinh hơn và thường được chỉ định sinh mổ
  • Ngôi xiên hoặc ngôi ngang: Lưng thai nhi hướng xuống dưới, trường hợp này sẽ được chỉ định sinh mổ.

1 số bé không quay đầu cho đến khi sinh (Nguồn ảnh: istockphoto)

Những dấu hiệu cho thấy em bé đã quay đầu

Trước 28 tuần, vị trí của thai nhi sẽ xoay chuyển không ngừng. Bé có thể chúc đầu xuống dưới rồi lại di chuyển lên phía trên bởi lúc này chiều dài của con chưa đến mức quá lớn để bị cố định tại vị trí.

Vì vậy, trước thời điểm 28 tuần, nếu bé đã quay đầu thì bé vẫn có thể thay đổi vị trí của mình trong những tuần sau đó. Mẹ không nên quá lo lắng nếu thấy bé đã quay đầu ở thời điểm này nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách nhận biết thai nhi quay đầu thường phụ thuộc vào số lần mang thai của mẹ. Với các mẹ đã mang thai từ lần 2 trở đi thì mẹ rất dễ nhận ra đầu con ở vị trí nào trong khi các mẹ mang thai lần đầu thì hoàn toàn chưa có kinh nghiệm về chuyện này.

Nhưng về cơ bản, có 2 cách để biết được thai nhi đã quay đầu hay chưa là dựa vào vị trí thai máy, nghe nhịp tim và siêu âm.

Bác sĩ sẽ xác định vị trí đầu của bé bằng cách sờ nắn bụng, sử dụng máy nghe tim thai hoặc siêu âm thai. Vì vậy, để biết chính xác bé đã quay đầu hay chưa thì mẹ nên đi khám để bác sĩ kiểm tra là tốt nhất.

Bạn có thể chưa biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ phải làm sao khi thai nhi 32 tuần ngôi chưa thuận?

Khi nào thì được coi là thai nhi quay đầu sớm?

Theo bác sĩ Trịnh Nhựt Thư Hương, khoa Chăm sóc trước sinh (bệnh viện Từ Dũ), khá nhiều thai nhi sẽ quay đầu ở khoảng 28 tuần, thậm chí một số bé đã quay đầu ngôi thuận ở tháng thứ 5. Việc thai nhi quay đầu ở những thời điểm này có thể coi là khá sớm (so với phần lớn các mẹ có thai quay đầu ở thời điểm tuần 34-37 trở đi).

Mặc dù vậy, hiện tượng thai nhi quay đầu sớm hay muộn đều không ảnh hưởng gì đến khả năng sinh nở của mẹ cũng như sức khỏe của thai nhi nếu bé tiếp tục giữ vị trí ngôi như vậy cho đến thời điểm con chào đời.

Ngôi thai ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ (Nguồn ảnh: istockphoto)

Thai nhi quay đầu sớm có phải là dấu hiệu nguy hiểm, dọa sinh non?

Thai nhi quay đầu sớm có ảnh hưởng gì không? Về mặt y học, thai nhi quay đầu sớm ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 được xem là một dấu hiệu thuận lợi cho công cuộc sinh nở của mẹ bầu. Đây hoàn toàn không thể xem là dấu hiệu dọa sinh non bởi thông thường tình trạng sinh non nguy hiểm còn đi kèm với biểu hiện chuyển dạ khác như ra máu âm đạo, gò tử cung…

Mặc dù vậy, các bác sĩ sản khoa cũng có một số lưu ý với tình trạng quay đầu sớm của thai nhằm đảm bảo an toàn cho bé như:

  • Người mẹ nên vận động đi lại nhẹ nhàng
  • Tránh bê vác nặng, lên xuống cầu thang nhiều
  • Không nên đứng lâu hoặc ngồi quá lâu một chỗ
  • Cần thường xuyên nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế căng thẳng, suy nghĩ nhiều.

Những điều này có thể tác động tới thai nhi, gây ra tình trạng tụt bụng. Từ đó đẩy nhanh quá trình chuyển dạ của em bé và dẫn tới nguy cơ sinh non.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kết

Như vậy nếu thai nhi quay đầu trước thời điểm 28 tuần thì con đã quay đầu sớm. Mẹ cũng không cần quá lo lắng trong trường hợp này vì có đến 20% thai nhi quay đầu sớm hơn hoặc muộn hơn thời gian lý tưởng. Từ lúc này mẹ nên thường xuyên siêu âm, thăm khám để được theo dõi tình hình sức khỏe của cả 2, đồng thời, cần cẩn trọng hơn trong sinh hoạt hàng ngày và giữ tâm lý lạc quan, thoải mái, sẵn sàng cho cuộc vượt cạn sắp tới.

Nguồn tham khảo: Thai nhi quay đầu ở tuần 30 có phải sớm không? – Vinmec

Nguồn tham khảo: ,

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương