Thai nhi 7 tuần tuổi không phát triển và dấu hiệu nhận biết mẹ chớ bỏ qua

Mẹ có bất thường cấu trúc tử cung do bẩm sinh (tử cung đôi, tử cung có sừng, vách ngăn, tử cung là một dãy xơ...) hoặc do mắc phải u xơ tử cung, lạc nội mạc trong cơ tử cung, dính buồng tử cung sau khi hút nạo thai không đúng kỹ thuật, bị nhiễm trùng. Khi tử cung có cấu trúc bất thường sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bào thai, làm tăng nguy cơ sẩy thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai nhi 7 tuần tuổi không phát triển là khi túi thai vẫn lớn lên bình thường nhưng phôi thai không phát triển. Có nhiều lý do xảy ra tình trạng này và mẹ cần lưu ý các dấu hiệu nhận biết sớm để tránh nguy hiểm. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Hiện tượng thai nhi 7 tuần tuổi không phát triển
  • Nguyên nhân thai nhi 7 tuần tuổi không phát triển
  • Các dấu hiệu nhận biết thai nhi 7 tuần tuổi không phát triển
  • Những điều mẹ cần lưu ý sau khi thai 7 tuần tuổi không phát triển
  • Làm gì để có thể mang thai an toàn?

Hiện tượng thai nhi 7 tuần tuổi không phát triển

Thai nhi 7 tuần tuổi không phát triển là khi túi thai vẫn lớn lên bình thường nhưng phôi thai không phát triển. Đây là một trong những biến chứng thường gặp trong giai đoạn mang thai. Tỉ lệ gặp khoảng 10% trong tổng số các thai kỳ, trong đó hơn 80% xảy ra trong ba tháng đầu tiên.

Trong khi thai lưu hoặc thai không phát triển muộn có thể chẩn đoán dựa vào tình trạng thai máy (cử động thai), nghe tim thai bằng doppler hoặc ống nghe gỗ, thì những trường hợp thai ngừng phát triển trong giai đoạn sớm chỉ được chẩn đoán bằng siêu âm.

Đừng bỏ lỡ:

Nguyên nhân thai nhi 7 tuần tuổi không phát triển

Có nhiều lý do khiến một phôi thai không phát triển

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Bất thường nhiễm sắc thể. Có đến 90% trường hợp thai không phát triển có liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể. Bất thường nhiễm sắc thể có thể do người chồng, người vợ, hoặc do cả hai vợ chồng (hiếm gặp), hoặc do quá trình phân chia tế bào của hợp tử để tạo thành phôi thai có bất thường.
  • Mẹ có bất thường cấu trúc tử cung do bẩm sinh (tử cung đôi, tử cung có sừng, vách ngăn, tử cung là một dãy xơ…) hoặc do mắc phải u xơ tử cung, lạc nội mạc trong cơ tử cung, dính buồng tử cung sau khi hút nạo thai không đúng kỹ thuật, bị nhiễm trùng. Khi tử cung có cấu trúc bất thường sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bào thai, làm tăng nguy cơ sẩy thai.
  • Nội tiết rối loạn, thường gặp nhất là thai phụ bị suy hoàng thể. Nếu vì lý do nào đó hoàng thể bị suy yếu, không cung cấp đủ nội tiết cho thai phát triển sẽ dẫn đến thai suy, không phát triển.
  • Mẹ có bệnh lý nội khoa như tuyến giáp, tiểu đường, tim mạch, thiếu máu. Với những bệnh lý này, nếu thai phụ chưa điều trị ổn sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.
  • Yếu tố miễn dịch, thường là các rối loạn tự miễn như hội chứng anti phospholipid. Nếu bị hội chứng này, khi quá trình thụ thai bắt đầu sẽ xảy ra hiện tượng viêm và tắc mạch vi thể, gây thiếu máu nuôi thai dẫn đến thai không phát triển.

Đừng bỏ lỡ:

Các dấu hiệu nhận biết

Nếu thai nhi không phát triển ở tuần thứ 7, nhiều phụ nữ sẽ không cảm thấy điều gì bất thường. Tuy nhiên, một số dấu hiệu cơ bản nhận biết thai nhi không phát triển có thể kể đến:

  • Bầu vú căng: Đột nhiên người mẹ thấy bầu vú căng to và có sữa non tiết ra.
  • Ra máu đen hoặc nâu: Khi thai không phát triển, mẹ sẽ thấy hiện tượng xuất huyết bất thường ở âm đạo và âm đạo tiết ra dịch nhầy màu nâu hoặc đen.

Những điều mẹ cần lưu ý sau khi thai 7 tuần tuổi không phát triển

Mang thai là niềm hạnh phúc đối với các cặp vợ chồng, nên việc thai không phát triển sẽ là nỗi đau và ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người mẹ. Do đó mẹ nên giữ một tinh thần lạc quan, thoải mái, vì tâm trạng không tốt sẽ ảnh hưởng đến quá trình thụ thai lần sau.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sau 2 tuần, mẹ nên tái khám ở các cơ sở y tế để được đánh giá lại tình trạng sức khỏe, và chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh sắp tới.

Về thời điểm mang thai lại sau khi thai không phát triển, các mẹ cần có thời gian phục hồi sức khỏe thể chất và tinh thần, do đó các bác sĩ khuyên mẹ không nên mang thai trở lại ngay. Thời điểm phù hợp nhất để mang thai lại là sau 3 tháng.

Làm gì để có thể mang thai an toàn?

Theo Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Mai Hương – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng, mẹ từng sảy thai muốn mang thai an toàn cần làm các kiểm tra xét nghiệm từ 3-5 tháng trước khi mang thai. Mục tiêu là để bác sĩ thăm khám và đánh giá thể trạng cơ thể, sức khỏe có phù hợp để mang thai hay không. Chị em cần làm các việc sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Tiêm chủng trước khi mang thai
  • Xét nghiệm gen: mục tiêu là sàng lọc các bệnh di truyền
  • Kiểm tra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa

Chị em muốn mang thai khi đã trên 35 tuổi sẽ phải kiểm tra sức khỏe rất chi tiết để tránh những biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ.

Nguồn thông tin: Sảy thai sớm: Nguyên nhân, dấu hiệu, hướng dẫn theo dõi – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác

Bài viết của

Vy Le