Các chỉ số quan trọng của thai nhi 39 tuần

Chỉ số thai 39 tuần và đếm tần suất hoạt động của bé là những việc mẹ phải nắm rõ trong giai đoạn này. Nếu như một ngày mẹ đếm số lần hoạt động của bé không quá 50 lần thì nên đến bác sĩ để kiểm tra tình trạng bé có ổn không, bé có đủ oxi hay có bị dây rốn quấn cổ hay không.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chỉ số thai 39 tuần mẹ cần nắm gồm có: tuổi thai, đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi…Những chỉ số này giúp mẹ phát hiện ra những dị tật của thai nhi và giải pháp khắc phục.

Nội dung bài viết:

  • Các chỉ số thai nhi 39 tuần mẹ bầu cần nắm vững
  • Thắc mắc phổ biến của mẹ bầu khi thai nhi 39 tuần

Các chỉ số thai nhi 39 tuần mẹ bầu cần nắm vững

  • Tuổi thai (39+0): Thai 39 tuần tuổi
  • Tuổi thai (39+1): Thai 39 tuần một ngày
  • BPD: Đường kính lưỡng đỉnh (Đơn vị: mm)
  • FL: Chiều dài xương đùi (Đơn vị: mm)
  • AC: Chu vi bụng (Đơn vị: mm)
  • HC: Chu vi đầu (Đơn vị: mm)
  • EFW: Cân nặng thai nhi ước tính (Đơn vị: gram).

Nếu các chỉ số trên nằm ngoài giới hạn cho phép trong bảng, bạn cần nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn cụ thể về các dị tật của thai và giải pháp khắc phục.

Thắc mắc phổ biến của mẹ bầu khi thai nhi 39 tuần

Mẹ chưa có dấu hiệu sinh có sao không?

Dự đoán sai ngày sự sinh có thể là một trong những nguyên nhân. Thực tế, chỉ 5% phụ nữ mang thai có thể sinh con đúng ngày. Còn lại hầu hết đều sinh sớm hoặc muộn hơn 1-2 tuần. Theo các chuyên gia, ngày dự sinh chỉ mang tính tham khảo để mẹ và gia đình chuẩn bị tinh thần.

Thai nhi 39 tuần gò cứng bụng có phải sắp sinh?

Những cơn gò cứng bụng là hiện tượng phổ biến khi mang thai những tháng cuối. Mẹ cần phân biệt khi nào là cơn gò sinh lý và khi nào là dấu hiệu sắp sinh.

Thai 39 tuần các cơn gò cứng bụng ngày càng mạnh hơn thay vì yếu đi khi mẹ thay đổi tư thế, mẹ sẽ cảm thấy được cơn gò lan ra khắp tử cung. Đó là dấu hiệu sắp sinh. Các cơn co tử cung xuất hiện đều đặn hơn, thường là 5 phút/lần và ngày càng gây đau do tăng dần về cường độ và thời gian co. Lúc này, mẹ sẽ thấy cửa mình ra dịch nhớt hồng hoặc ra máu, nước ối hoặc ra chút ít hoặc bắt đầu chảy ào ào. Đó là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp sửa sinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi thai nhi 39 tuần gò cứng bụng nhưng cơn gò không đều đặn và không mạnh. Mẹ chỉ cảm thấy cơn co ở phần dưới của tử cung và cơn gò này cũng sẽ giảm đi hoặc biến mất nếu mẹ thay đổi tư thế. Điều đó có nghĩa là chưa đến lúc sinh.

Mỗi phụ nữ sẽ có thời gian chuyển dạ và thời gian sinh là khác nhau, nó chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Những chị em sinh con so sẽ có thời gian chuyển dạ kéo dài hơn so với những chị em sinh con lần thứ 2 trở đi. Vậy nên, các chị em sinh con lần đầu hãy nhớ những dấu hiệu trên, nhất là khi đã gần cận ngày sinh.

Thai nhi bỗng nhiên ít đạp có phải dấu hiệu nguy hiểm?

Ở tuần 39 thai kỳ, không gian cho bé đã chật hẹp và thường các bé 39 tuần đã xoay ngôi thai và tụt dần xuống vùng xương chậu chứ không còn nằm trong tử cung nữa. Vì vậy nên thường bé sẽ ít đạp hơn. Tuy nhiên ít đạp không có nghĩa là mọi hoạt động của bé sẽ biến mất hoàn toàn.

Mẹ nên đếm tần suất hoạt động của bé. Thông thường khi mẹ cảm thấy bụng tụt, bé sẽ hoạt động ít lại vào khoảng 2 – 3 cử động trong giờ. Nếu như một ngày mẹ đếm số lần hoạt động của bé không quá 50 lần thì nên đến bác sĩ để kiểm tra tình trạng bé có ổn không, bé có đủ oxi hay có bị dây rốn quấn cổ hay không.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các dấu hiệu bất thường khi thai nhi ít đạp

  • Dịch nhầy âm đạo nhiều
  • Cảm giác em bé không ngừng thúc xuống bụng mẹ, chuột rút và các co thắt tử cung thường xuyên xuất hiện
  • Mẹ buồn nôn, đau đầu và kèm theo triệu chứng sốt cao liên tục.
  • Đau bụng dưới dữ dội và âm đạo ra máu
  • Mắt mẹ bị giảm thị lực, đôi khi nhìn thấy mọi thứ có bóng trắng.
  • Các mẹ mang thai 39 tuần bị phù chân, phù mặt và tay.
  • Mẹ bầu hô hấp khó khăn, tức ngực và tim đập nhanh hơn so với bình thường.
  • Triệu chứng táo bón và tiêu chảy có thể xuất hiện do cơ quan tiêu hóa bị ảnh hưởng từ thai nhi.

Chỉ số nước ối tuần 39 bao nhiêu là bình thường?

Thai 39 tuần đã sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Trường hợp mẹ có lượng nước ối bình thường thì có thể sinh nở tự nhiên.

Ngược lại, nếu khi thăm khám có xuất hiện dấu hiệu bất thường như nước ối có phân su, thai nhi dễ bị nhiễm độc nước ối, không tốt cho phổi và hệ hô hấp của bé thì thai phụ cũng phải được mổ gấp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hoặc nếu mẹ bầu bị ít nước ối, nước ối quá cạn cũng bắt buộc phải sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Nếu không, thai dễ bị ngạt khi tử cung co bóp mạnh, siết chặt vào thai, thai có thể bị suy thai và tử vong.

Chỉ số nước ối tuần 39 dưới 200ml tức là chỉ số ối nhỏ hơn hoặc bằng 5cm khi thai từ 37 tuần trở lên thì mẹ cần phải sinh mổ.

Thai nhi chưa xoay đầu phải làm sao?

BSCK II Phạm Thị Xuân Minh - Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng “Thai 39 tuần có thể nói đây là giai đoạn rất quan trọng bởi mẹ bầu đã bước chạm đích của hành trình mang thai. Ở giai đoạn này, một trong những vấn đề đáng quan tâm là thai nhi đang xoay đầu hướng nào, sẽ có những cô cậu “bướng bỉnh” chưa chịu quay đầu xuống. Mẹ sẽ được nhân viên hộ sinh hướng dẫn thực hiện một số bài tập nhằm giúp bé xoay đầu như các bài tập nghiêng xương chậu. Tuy nhiên, nếu tình trạng không thay đổi mẹ sẽ thực hiện phương pháp sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé”.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào ở trên, mẹ bầu hãy đi khám bác sĩ ngay nhé. Chúc bạn sớm mẹ tròn con vuông!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ngocanh