Thai nhi 37 tuần sẽ gò nhiều hơn trước đó, bà bầu cần học cách phân biệt nước ối và dịch âm đạo và nắm được các dấu hiệu chuyển dạ để kịp thời vào viện.
Đây là những nội dung trong bài viết này:
- Các chỉ số của thai nhi 37 tuần mà mẹ bầu cần nắm vững
- Cơ thể mẹ bầu tuần 37 tuần thay đổi như thế nào
- 4 thắc mắc phổ biến nhất của mẹ bầu khi thai nhi 37 tuần
Các chỉ số của thai nhi 37 tuần mà mẹ bầu cần nắm vững
Cơ thể của bé ở tuần 37 đã phát triển khá đầy đủ. Lúc này bé nặng 2,8-3kg và dài khoảng 48,5 cm. Phần lớn thai nhi đã quay đầu để chuẩn bị cho ngày chào đời vào các tuần sắp tới.
6 chỉ số chính mẹ cần nắm vững để đánh giá tình hình sức khỏe và phát triển của thai nhi 37 tuần bao gồm đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi, cân nặng thai nhi, chu vi đầu, chu vi bụng và tỉ lệ chiều dài từ đầu tới chân.
Các chỉ số này sẽ được tính toán dựa trên số tuần tuổi cộng với xê dịch từ 0-6 ngày.
Chỉ số thai nhi 37 tuần+0
- Đường kính lưỡng đỉnh thai 37 tuần + 0 (BPD): 86-94 mm, trung bình 90mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 66- 67mm, trung bình 70mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 285-377mm, trung bình 331mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 314-352mm, trung bình 333mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 2513-3543g, trung bình 3028g
Chỉ số thai nhi 37 tuần+1
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 86-94 mm, trung bình 90mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 66- 67mm, trung bình 70mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 288-376mm, trung bình 332mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 315-353mm, trung bình 333mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 2538-3578g, trung bình 3058g
- Các chỉ số của thai nhi 37 tuần mà mẹ bầu cần nắm vững
Chỉ số thai nhi 37 tuần+2
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 85-97 mm, trung bình 91mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 66- 80mm, trung bình 70mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 290-375mm, trung bình 332mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 315-354mm, trung bình 334mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 2562-3612g, trung bình 3087g
Chỉ số thai nhi 37 tuần+3
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 85-97 mm, trung bình 91mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 66- 80mm, trung bình 71mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 292-374mm, trung bình 331mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 316-355mm, trung bình 335mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 2587-3647g, trung bình 3117g
Chỉ số thai nhi 37 tuần+4
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 85-97 mm, trung bình 91mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 66- 80mm, trung bình 71mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 297-373mm, trung bình 335mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 318-356mm, trung bình 337mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 2637-3751g, trung bình 2102g
Chỉ số thai nhi tuần 37+5
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 85-97 mm, trung bình 91mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 66- 80mm, trung bình 71mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 297-373mm, trung bình 335mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 318-356mm, trung bình 337mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 2637-3751g, trung bình 2102g
Chỉ số thai nhi 37+6
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 86-98 mm, trung bình 92mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 67- 81mm, trung bình 71mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 300-372mm, trung bình 335mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 318-357mm, trung bình 337mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 2661-3751g, trung bình 3062g
Ngoài các chỉ số nói trên thì mẹ bầu cũng cần lưu ý về chỉ số nước ối cũng như hiện tượng rỉ ối để đảm bảo an toàn cho thai nhi trong giai đoạn này.
Cơ thể mẹ bầu 37 tuần thay đổi như thế nào
Từ tuần 37 của thai kỳ, bà bầu thường bị bong nút nhầy cổ cung. Khi cổ tử cung mở rộng ra để chuẩn bị cho quá trình sinh nở, các lớp niêm mạc cổ tử cung sẽ bị bong ra và đảo thải ra khỏi cơ thể theo đường âm đạo. Do vậy, mẹ bầu có thể quan sát thấy âm đạo tiết ra dịch nhầy đặc, có màu vàng và đôi khi có lẫn máu. Hiện tượng bong nút nhầy cổ tử cung thường xảy ra vài tuần, vài ngày hoặc có khi chỉ vài giờ trước khi xuất hiện cơn gò chuyển dạ.
Vào tuần thai thứ 37, nếu bà bầu có biểu hiện chảy máu đỏ tươi, tạo thành một hoặc hai đốm máu bất thường, nên khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Bởi đây có thể là dấu hiệu của đứt nhau thai, một vấn đề nguy hiểm vào những tuần cuối của thai kỳ, khi nhau thai bị tách ra khỏi thành tử cung sẽ đe dọa đến tính mạng của thai nhi.
- Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?
1 số dấu hiệu thường gặp ở tuần thai này
- Thai nhi có ít không gian để vận động hơn nên cử động nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên mẹ vẫn có thể cảm nhận được chuyển động của em bé trong bụng mỗi ngày
- Chứng ợ nóng và khó tiêu có thể trở nên trầm trọng hơn
- Dịch âm đạo có màu hồng hoặc nhuốm nâu do mạch máu ở cổ tử cung đã bị vỡ khi cổ tử cung giãn ra, chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ
- Các cơn đau vùng chậu, hông và bàng quang xuất hiện thường xuyên hơn, mẹ cũng hay bị chuột rút vào ban đêm đồng thời tình trạng suy tĩnh mạch cũng nặng nề hơn. Để khắc phục tình trạng chuột rút, mẹ nên uống nhiều nước vào ban ngày và cung cấp đủ magie và canxi cho cơ thể. Khi nằm nghỉ nên kê gối dưới chân để kê cao phần chân lên
- Các vết rạn da có thể đã xuất hiện từ trước tuần thai này hoặc bây giờ mới xuất hiện…
4 thắc mắc phổ biến nhất của mẹ bầu khi bước vào tuần thứ 37 của thai kỳ
Thai gò nhiều thì cần xử lý như thế nào?
Các cơn gò sẽ xuất hiện nhiều hơn vào tam cá nguyệt thứ 3. Đây là bước cơ bản để tử cung tập duyệt cho quá trình chuyển dạ sắp tới. Do đó, mẹ cần phân biệt được giữa cơn gò sinh lý và gò chuyển dạ.
Gò sinh lý: Chỉ diễn ra từ 30 giây-2 phút. Có thể xuất hiện thường xuyên nhưng không gây ra đau đớn. Nằm nghỉ ngơi và thay đổi tư thế từ từ thì cơn gò sẽ biến mất. Tuy nhiên mẹ cần tránh làm việc quá sức, đổi tư thế đột ngột hoặc quan hệ khi có các cơn gò.
Cơn gò chuyển dạ: Là cơn gò diễn ra nhiều lần và với tần suất lâu hơn, kéo dài hơn. Kết hợp với đó là các dấu hiệu khác như đau bụng lâm râm, ra máu, ra dịch nhầy… Mẹ cần theo dõi chú ý để đảm bảo mình đã sẵn sàng cho bé chào đời.
- Thai gò nhiều thì cần xử lý như thế nào?
Thai nhi 37 tuần liệu đã mổ được chưa?
Thai nhi tuần thứ 37 đã mổ được chưa? Vào thời điểm này, cơ thể bé hầu như đã được hoàn thiện nhưng chưa trưởng thành hết mức. Nếu sinh mổ, dịch ứ đọng trong phổi sẽ khiến thai nhi có nguy cơ bị thiếu oxy và tử vong nếu không được đảm bảo an toàn về kĩ thuật mổ.
Do đó, nếu không vì các lý do khẩn cấp về sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi thì mẹ nên chờ đến tuần thứ 38 trở đi hãy mổ sinh theo tư vấn và chỉ định của bác sĩ.
Hiện tượng đau bụng dưới
Một số thai phụ thường có cảm giác đau lâm râm hoặc khó chịu ở vùng bụng dưới vào tuần 37 thai kỳ. Theo các bác sĩ sản khoa, nguyên nhân chính có thể xuất phát từ 3 lý do sau:
- Các cơn gò sinh lý nhưng cơn đau không nhiều và quá khó chịu
- Giãn dây chằng vì tử cung lớn dần nên chèn ép bàng quang
- Táo bón, đầy hơi
Tuy vậy, nếu mẹ bầu 37 tuần thấy đau bụng dưới nhiều kèm theo ra máu thì nên đi khám ngay lập tức để tránh nguy hiểm cho thai nhi.
- Ăn dứa vào các tuần này sẽ giúp mẹ dễ sinh hơn
Mẹ nên ăn gì để mẹ dễ đẻ con tiếp tục tăng cân?
Dinh dưỡng ở tuần này cần tập trung vào vấn đề quan trọng là ăn để mẹ dễ sinh nở nhưng đồng thời vẫn đảm bảo thai nhi tăng cân đều đặn cho đến thời điểm dự sinh.
Do đó, mẹ có thể tham khảo các thực đơn sau trong tuần thứ 37 này.
5 món ăn giúp mẹ đẻ nhanh ít đau:
- Chè vừng đen nấu với bột sắn dây
- Dứa tươi để ăn tráng miệng hoặc làm thành nước sinh tố, nước ép dứa
- Tía tô vò nát đem nấu lên làm nước uống giúp sinh nở dễ dàng
- Rau lang bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mẹ bầu
- Húng quế xay ra làm nước uống cũng giúp mẹ sinh thường nhanh chóng hơn.
5 thực đơn cho thai nhi tăng cân tốt vào tháng cuối:
- Sữa tươi không đường
- Tăng cường các thực phẩm protein như thịt gà, lợn, bò, nấm, đậu đỗ, …
- Bổ sung thêm chất béo bằng các thực phẩm giàu Omega-3 như cá biển sâu, các loại hạt và chế biến món ăn bằng dầu o-liu, hướng dương.
- Trứng (trứng luộc nên ăn mỗi ngày một quả)
- 1 cốc nước mía mỗi ngày để vừa sạch ối lại giúp bé tăng cân nhanh.
Cũng trong tuần này, mẹ đừng quên kiểm tra lại danh sách các đồ cần thiết để chuẩn bị đi sinh cũng như tập dượt trước một số kĩ năng chăm sóc bé sơ sinh để sẵn sàng đón bé yêu chào đời.