Tìm hiểu về thai nhi 3 tháng tuổi và những lưu ý dưỡng thai

Thai nhi 3 tháng tuổi đang dần dần mang rõ hình hài của một em bé nhỏ xíu. Mẹ đã bước qua giai đoạn đầu tiên của thai kỳ. Những lưu ý cho mẹ lúc này sẽ xoay quanh chế độ ăn uống và nghỉ ngơi để tăng tốc và về đích an toàn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai nhi 3 tháng tuổi nặng khoảng 50 gram, dài khoảng hơn 50mm, các bộ phận quan trọng của cơ thể đã hình thành và dần hoàn thiện như: Gan, tim, thận, đầu, hệ thần kinh.

  • Quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng đầu, em bé trông như thế nào trên hình siêu âm?
  • Thai nhi 3 tháng tuổi đã biết đạp chưa?
  • Mang bầu thai nhi 3 tháng tuổi, mẹ cần lưu ý điều gì?
  • Dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu

Thai nhi 3 tháng tuổi của mẹ trông như thế nào trên hình siêu âm?

Thai nhi 3 tháng tuổi nặng khoảng 50 gram, dài khoảng hơn 50mm, các bộ phận quan trọng của cơ thể đã hình thành và dần hoàn thiện như: Gan, tim, thận, đầu, hệ thần kinh.

Khi siêu âm quan sát hình ảnh thai nhi 3 tháng tuổi, bác sĩ sẽ chỉ cho mẹ thấy:

  • Con đã có mí mắt mặc dù đã phát triển đầy đủ nhưng vẫn rất nhạy cảm.
  • Bé cũng có thể đang mọc tóc.
  • Cổ của thai nhi tuần 12 bây giờ đã phát triển rõ hơn.
  • Cằm của bé nhô ra hơn.
  • Đôi tai nhỏ xíu giờ đã di chuyển vào vị trí đúng ở hai bên đầu.

Tuần thứ 12 được xem là một trong những mốc siêu âm quan trọng. Thông qua các chỉ số (đặc biệt là độ mờ da gáy), bác sĩ sẽ khảo sát bất thường nhiễm sắc thể, có thể liên quan đến các bệnh nghiêm trọng như: Dị dạng tim, dị dạng chi, hội chứng Down, thoát vị cơ hoành…

Đồng thời cũng trong tuần này, chỉ số siêu âm thai nhi 3 tháng tuổi sẽ giúp bác sỹ đo được chính xác kích thước của thai, từ đó xác định được tuổi thai, tính toán ngày dự sinh để mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất.

Các chỉ số quan trọng của thai nhi 3 tháng tuổi mẹ cần lưu ý như sau:

  • CRL (chiều dài từ đầu mông): 53cm
  • BPD (đường kính lưỡng đỉnh): 21mm
  • FL (chiều dài xương đùi): 8mm
  • Chu vi đầu (HC): 70mm
  • Chu vi vòng bụng (HC): 56mm

Thai nhi 3 tháng tuổi đã biết đạp chưa?

Em bé biết đạp từ rất sớm. Tuy nhiên một điều chắc chắn rằng, các mẹ bầu sẽ không cảm nhận được em bé đang đạp trong bụng mãi cho đến giữa tuần thứ 16 và 22 của thai kì.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những thai phụ có ngoại hình mập mạp thường cảm thấy những cú đạp của em bé trong bụng diễn ra rất bất thình lình và không thường xuyên. Còn những phụ nữ ốm hơn thì cảm thấy sự di chuyển của thai nhi trong bụng diễn ra dễ dàng hơn và thường xuyên hơn.

Vậy nên nếu muốn xem bé chuyển động mẹ cần chịu khó chờ đến thời điểm siêu âm 12 tuần mẹ nhé!

Mẹ bầu có thể biết giới tính của thai nhi vào tuần 12 không?

Các bác sĩ sản khoa cho biết, bộ phận sinh dục thai nhi 12 tuần lúc này đang có sự chuyển đổi rệt về cấu tạo, ở bé trai sẽ hình thành phát triển tuyến tiền liệt còn ở bé gái thì hình thành môi âm hộ và buồng trứng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chính vì vậy mà mẹ hoàn toàn có thể biết được giới tính của thai nhi ở giai đoạn này. Tuy nhiên, tỷ lệ dự đoán chính xác giới tính của thai nhi trong giai đoạn này chỉ khoảng từ 50 – 80%. Do đó, nếu muốn biết được kết quả chính xác hơn thì các mẹ nên đợi đến khi thai nhi được khoảng 17 – 8 tuần tuổi, lúc này sẽ cho kết quả chính xác khoảng từ 85 – 90%.

Mẹ cần lưu ý điều gì?

Việc chăm sóc, dinh dưỡng cho mẹ bầu thật tốt trong thời điểm này là điều hết sức cần thiết.

Ngoài việc ăn uống dinh dưỡng cân bằng, mẹ cần tiếp tục bổ sung folate thông qua các loại thực phẩm như cam, khoai tây, bông cải xanh, măng tây, trứng, đậu, các loại rau lá xanh...

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thêm vào đó, ở những tuần thai này, mẹ bầu thường có xu hướng mệt mỏi, chóng mặt và nghiêm trọng hơn là gặp phải vấn đề thiếu máu khi mang thai. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu cần được bổ sung khoảng 27mg sắt và chú trọng ăn thịt nạc, cải bó xôi, bưởi, bột yến mạch, các loại đậu…

Mẹ cũng cần chú ý kiêng 1 số loại thực phẩm như dứa, đu đủ xanh, rau ngót... Đây là những thực phẩm gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai.

Mẹ cũng không nên sử dụng các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng vì chúng rất dễ nhiễm khuẩn. Cần nhớ nguyên tắc ăn uống trong thời gian này là ăn chín uống sôi để bảo vệ cả mẹ và bé.

Ngoài ra mẹ cũng nên nghỉ ngơi thư giãn, vận động nhẹ nhàng và có thể quan hệ tình dục trở lại nếu bạn không còn cảm giác ốm nghén hoặc lo sợ sảy thai trong 3 tháng đầu.

Dấu hiệu thai phát triển tốt

Ốm nghén: 3 tháng đầu chính là giai đoạn mẹ bầu bị ốm nghén, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn. Ốm nghén lại chính là một trong những dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng đầu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cân tăng đều đặn: Nếu trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu tăng được từ 0,3 đến 0,5 kg một tuần thì đó là dấu hiệu thai phát triển tốt.

Nhịp tim của trẻ: Mẹ bầu nên đi siêu âm đúng lịch hẹn với bác sĩ để biết được nhịp tim của trẻ ở giai đoạn cụ thể như thế nào.

Các chỉ số siêu âm ổn định: Các chuyên gia khuyên rằng mẹ bầu nên đi siêu âm ít nhất 1 lần trong giai đoạn này.

Nguồn tham khảo: Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương