Giải đáp thắc mắc thai nhi 26 tuần nặng 1 kg liệu có đạt chuẩn

Bé nặng 1kg vào giai đoạn này nghĩa là thai nhi đã dư vài gam so với tiêu chuẩn, tuy nhiên vẫn chưa phải là mức nguy hiểm nên mẹ có thể yên tâm nhé.

Tham khảo các chỉ số siêu âm trung bình tiêu chuẩn của thai nhi 26 tuần tuổi ngay sau đây để xem thai nhi 26 tuần nặng 1kg là phát triển tốt hay xấu mẹ nhé!

  • Sự phát triển của thai 26 tuần
  • Các chỉ số siêu âm trung bình của thai nhi 26 tuần tuổi
  • Thai nhi 26 tuần nặng 1kg là tốt hay xấu?
  • Mẹ nên làm gì để duy trì cân nặng ổn định cho thai?

Sự phát triển của thai 26 tuần

Thai 26 tuần tức là mẹ và bé đã bước vào tháng thứ 6 của thai kỳ, chuẩn bị bước sang giai đoạn 3 tháng cuối với nhiều những thay đổi mới ở cả mẹ và bé. Vì vậy, mẹ hãy chăm sóc bé thật tốt ngay từ bây giờ để 3 tháng cuối thai kỳ phát triển thật tốt nhé! Cùng tham khảo về sự phát triển của thai nhi 26 tuần ngay sau đây:

Lông, tóc

Tóc của trẻ bắt đầu xuất hiện và nhiều dần từ tuần thứ 26. Lông mi và lông mày cũng đã có hình dạng nhất định.

Làn da

Da bé 26 tuần vẫn có màu đỏ và nhăn nheo. Lớp mỡ lắng đọng dưới da sẽ ngày càng dày hơn theo thời gian với chức năng tạo nhiệt, giữ ấm cho trẻ sau khi sinh ra cũng như làm da trẻ căng bóng. Ngoài ra, dấu vân tay và, vân chân cũng đã được hình thành.

Mắt của thai nhi

Trẻ có đôi mắt gần như là hoàn chỉnh và bắt đầu có thể mở mắt và nhắm mắt được từ tuần 26 đến tuần 28.

Tuyến thượng thận có kích thước to

Đây là một tuyến nội tiết quan trọng của cơ thể có cấu trúc hình tam giác, nằm ngay trên thận. Tuyến thượng thận của trẻ to gấp 20 lần ở người lớn và có nhiều công dụng quan trọng như:

  • Giúp trẻ tự điều hoà cơ thể để phản ứng lại các kích thích bất lợi từ môi trường.
  • Điều hòa cân bằng muối, điều chỉnh nồng độ đường, mỡ, đạm trong máu
  • Sản xuất hormone đặc trưng cho giới tính của trẻ
  • Làm tăng nhịp tim, tăng đường huyết, duy trì hoặc làm tăng huyết áp

Chính vì những vai trò quan trọng này mà chúng có kích thước rất to. Khoảng vài tuần sau khi bé chào đời thì kích thước tuyến thượng thận sẽ trở lại bình thường.

Não phát triển

Ở tuần thứ 26, nhiều mô não của bé phát triển hơn và các tế bào thần kinh bắt đầu liên kết với nhau nhiều hơn. Bề mặt não của bé lúc này khá trơn láng, phải đợi một thời gian nữa thì các nếp gấp não mới bắt đầu rõ ràng hơn.

Cử động của thai nhi

Hệ thần kinh của thai nhi tuần thứ 26 đã phát triển hơn nên các cử động của thai nhi trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều. Một số chuyển động còn có thể gây đau đớn cho mẹ.

Các chỉ số siêu âm trung bình của thai nhi 26 tuần tuổi

  • GSD (đường kính túi thai): Thai nhi 26 tuần chưa thể xác định được chỉ số GSD
  • BPD (đường kính lưỡng đỉnh hoặc có thể hiểu là đường kính đầu của thai nhi): 67mm. Trong đó chỉ số giới hạn là từ 59-74mm.
  • FL (chiều dài xương đùi): 49mm. Chỉ số giới hạn là từ 45-56mm.
  • CRL (Chiều dài từ đỉnh đầu đến đáy mông): 35,6mm.
  • HC (Chu vi đầu): 242mm. Trong đó chỉ số giới hạn là 232-269mm.
  • AC (Chu vi bụng): 219mm. Chỉ số giới hạn là 206-257mm.

Thai nhi 26 tuần nặng 1kg là tốt hay xấu?

Cân nặng của thai nhi là một trong những chỉ số phát triển quan trọng mà mẹ bầu cần lưu ý theo dõi để có chế độ ăn uống phù hợp giúp duy trì cân nặng lý tưởng cho thai nhi theo từng giai đoạn.

Chỉ số cân nặng của thai nhi có tên là EFW. Thai nhi 26 tuần tuổi có chỉ số EFW trung bình là 760g. Trong đó, chỉ số giới hạn của thai nhi độ tuổi này là 758-1210g. Nghĩa là cân nặng thai không được dưới 758g và không được vượt quá 1210g.

Dựa vào tiêu chuẩn này, hẳn mẹ đã biết được thai nhi 26 tuần nặng 1kg là tốt hay xấu rồi đúng không? Bé nặng 1kg vào giai đoạn này nghĩa là thai nhi đã dư vài gam so với tiêu chuẩn, tuy nhiên vẫn chưa phải là mức nguy hiểm nên mẹ có thể yên tâm nhé.

Thai nhi 26 tuần nặng 1kg: Mẹ nên làm gì để duy trì cân nặng ổn định cho thai?

Để con tăng cân ổn định, mẹ hãy chú tâm vào việc dưỡng thai và thực hiện chế độ dinh dưỡng khi mang thai khoa học, hợp lý với đầy đủ các chất đạm, béo, xơ,…

Trong trường hợp thai 26 tuần nặng 1kg, tức là bé hơi vượt chuẩn cân nặng, mẹ nên:

  • Không được ăn kiêng trong thai kỳ, phải tiếp tục ăn uống đầy đủ
  • Hạn chế các thực phẩm khiến con tăng cân như cơm, bánh mì, sữa hay các thực phẩm nhiều chất béo,…
  • Nên chia bữa ăn thành 4 – 5 bữa nhỏ thay vì chỉ ăn 3 bữa lớn để đảm bảo các chất dinh dưỡng được phân giải hoàn toàn cho thai nhi

Vừa rồi là những thông tin cơ bản để tìm hiểu thai nhi 26 tuần cũng như giải đáp cho thắc mắc thai nhi 26 tuần nặng 1kg là có bình thường hay không. Hy vọng mẹ đã có thêm những kiến thức bổ ích để chăm sóc thai kỳ của mình thật tốt nhé. Chúc mẹ sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh và vượt cạn thành công.

Bài viết của

Đỗ Vy