Nỗi lo thai nhi 26 tuần đã quay đầu và lưu ý cho mẹ

Khi thai nhi 26 tuần tuổi, mẹ chuẩn bị bước vào tam cá nguyệt cuối cùng, bạn sẽ cảm nhận được những khác biệt diễn ra từng ngày, từng tuần.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai nhi mới 26 tuần đã quay đầu nếu đã vào ngôi thai thuận thì mẹ không có gì phải lo lắng. Nếu bé quay mặt ra ngoài thì cũng chưa cần can thiệp vì còn quá sớm.

  • Sự phát triển của thai nhi 26 tuần tuổi
  • Vị trí của thai nhi trong bụng mẹ
  • Khi nào thì thai nhi bắt đầu quay đầu?
  • Thai nhi 26 tuần đã quay đầu có đáng ngại không?

Sự phát triển của thai nhi 26 tuần tuổi

Em bé được 26 tuần là khi mẹ chuẩn bị bước vào tam cá nguyệt thứ 3, con đã kích thước như 1 củ cải với chiều dài khoảng 35cm và cân nặng khoảng 900g.

Từ tuần này, em bé chủ yếu phát triển cân nặng, các phát triển về chức năng khác trong cơ thể không có đột biến quá nhiều. Bé nhìn vẫn hơi gầy nhưng mẹ đừng lo lắng, con sẽ tích mỡ và tăng cân dần.

Vùng tai, dây thần kinh đã phát triển và em bé bắt đầu phản ứng với âm thanh bên ngoài. Hệ tuần hoàn và mạch máu đã có đầy đủ chức năng, phổi cũng đang dần hoàn thiện ở giai đoạn này. Bộ não bắt đầu hình thành nếp nhăn và hoạt động tích cực hơn.

Phản ứng nuốt dịch ối của thai nhi ở tuần thứ 26 cũng bắt đầu thuần thục hơn, bé đã bắt đầu nuốt nhiều, kéo theo những lần nấc cụt xuất hiện nhiều hơn. Các giác quan trong giai đoạn này phát triển rất nhanh, nếu chiếu ánh sáng vào bụng mẹ, bé sẽ quay đầu lại phản ứng. Đặc biệt bé đã biết nhắm mắt khi ngủ và mở mắt khi thức, biết ngủ và thức đều đặn, thậm chí có bé còn biết mút ngón tay.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lúc này tử cung dần trở nên chật chội với bé, mẹ sẽ cảm thấy càng lúc càng khó chịu khi bé đạp và duỗi người. Bé bắt đầu hết không gian để nhào lộn thoải mái như trước, tuy nhiên vẫn còn đủ chỗ cho bé đến khi chào đời.

Vị trí của thai nhi trong bụng mẹ

Ngôi thai chính là yếu tố quyết định mẹ có thể sinh thường hay không. Thai ngôi đầu, ngôi ngang, ngôi mông là những vị trí thường gặp của thai nhi:

  • Ngôi đầu, gáy quay về phía bụng mẹ: vị trí thuận lợi nhất và phổ biến nhất khi bé chào đời; giúp bé đi qua đường vòng của hông một cách dễ dàng và thoải mái, mẹ cũng cảm thấy đỡ đau đớn hơn so với các vị trí khác khi sinh.
  • Ngôi đầu, mặt quay ra ngoài: đầu bé đã quay xuống dưới cổ tử cung mẹ nhưng mặt lại quay ra ngoài. Với tư thế này, đầu em bé sẽ khó đi ra ngoài hơn; quá trình vượt cạn có thể gặp rắc rối như màng ối nhanh chóng bị vỡ, dễ gây suy thai khi vừa chuyển dạ, sinh nở khó khăn và có khả năng sinh mổ cao.
  • Ngôi mông: mông nằm bên dưới tử cung còn đầu lại nằm gần đầu tử cung, hai chân giơ thẳng ở phía trước cơ thể. Với thai nhi ngôi mông, sinh mổ là phương pháp an toàn nhất tuy nhiên vẫn có những bà mẹ đã sinh thường thai nhi ngôi ngược thành công.
  • Thai ngôi mông, chân ở phía dưới: ngôi mông nhưng chân lại gập gối và 2 bàn chân nằm phía dưới gần mông chứ không giơ thẳng phía trước
  • Ngôi ngang: là vị trí nằm khó để sinh thường, lưng em bé nằm ở phía dưới tử cung, tay và bàn chân hướng lên trên.

Khi nào thì thai nhi bắt đầu quay đầu?

Trong suốt 2/3 thai kỳ, em bé sẽ nằm ở tư thế đầu hướng lên trên, mông hướng xuống tử cung. Ở những tuần cuối cùng, hầu hết thai nhi sẽ quay đầu ngược lại, đầu hướng xuống dưới, chân chổng lên trên để sẵn sàng ra khỏi bụng mẹ. Vị trí ngôi thai chuẩn nhất để bé dễ dàng lọt lòng là ở vị trí đáy của khung xương chậu, đầu quay xuống dưới cổ tử cung, vòng đầu lớn nhất của bé ở vị trí rộng nhất của xương chậu, gáy quay về phía bụng mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thường thì nếu mẹ mang thai con đầu lòng, em bé sẽ quay đầu khi được 35 tuần. Nếu là con thứ 2 trở đi thì ngôi thai có thể sẽ quay đầu muộn hơn, vào khoảng tuần thứ 36, 37. 1 số bé có thể quay đầu sớm hoặc muộn hơn.

Siêu âm là cách chính xác nhất để xác định thai nhi đã quay đầu hay chưa. Ngoài ra mẹ cũng có thể đoán biết vị trí em bé thông qua vị trí thai máy, cử động tay/chân của em bé trong bụng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai nhi 26 tuần đã quay đầu có đáng ngại không?

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, quay đầu sớm so với dự kiến là 1 dấu hiệu tốt. Mẹ có thể yên tâm phần nào về cuộc vượt cạn sắp tới nếu có ý định sinh thường.

Trường hợp em bé quay đầu sớm ở tuần 26, ngôi thai thuận thì mẹ không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên với những trường hợp ngôi đầu nhưng mặt quay ra ngoài thì cũng đừng vội lo. Trường hợp này do thai vẫn còn quá nhỏ nên bác sĩ chưa can thiệp gì mà sẽ theo dõi thêm. Đến những tuần cuối của thai kỳ nếu em bé vẫn không quay đầu về ngôi thai thuận thì thai phụ sẽ được khuyên nên đi lại để thai nhi xoay chuyển vị trí.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đối với trường hợp thai nhi 26 tuần đã quay đầu tức là quay đầu sớm thì mẹ nên chú ý tránh vận động nhiều, nếu không bé có nguy cơ tụt xuống khung xương chậu nhanh hơn dẫn đến sinh sớm hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi