Thai nhi 19 tuần sẽ máy nhiều hơn, mẹ sẽ bụng mình đang lớn với tốc độ nhanh hơn trước. Mẹ sẽ thấy đau lưng, đau bụng dưới nhiều hơn.
- Chỉ số thai nhi 19 tuần – Thai 19 tuần nặng bao nhiêu?
- Thai nhi sẽ máy nhiều
- Mang thai 19 tuần bị đau bụng dưới
- Mang thai 19 tuần bị đau lưng
- Dinh dưỡng ở tuần thai thứ 19
- Những lưu ý khác dành cho mẹ
Chỉ số thai nhi 19 tuần – Thai 19 tuần nặng bao nhiêu?
Bầu 19 tuần có kích cỡ ngang một trái xoài. Bé bắt đầu biết nuốt vào nhiều nước ối hơn, điều này tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Bé cũng thải ra phân su. Chất dính màu đen này sẽ tích tụ trong ruột của bé trong quá trình phát triển của thai kỳ và sẽ được thải ra ngoài cơ thể trong vòng 1-2 ngày sau khi sinh. Mẹ cũng chuẩn bị tinh thần để tăng khoảng nửa kg mỗi tuần trong thời gian tới nhé.
- Thai 19 tuần nặng bao nhiêu?
Có tất cả 6 chỉ số chính mẹ cần nắm rõ để biết được tình hình sức khỏe và phát triển của bé yêu trong bụng mình ở tuần thứ 19. Cụ thể như sau:
Thai nhi 19 tuần 0 ngày:
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 37-49 mm, trung bình 43mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 27-33mm, trung bình 28mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 134-160mm, trung bình 147mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 155-174mm, trung bình 164mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 227-319g, trung bình 273g
Thai nhi 19 tuần 1 ngày:
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 38-50mm, trung bình 43mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 28-34mm, trung bình 29mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 135-163mm, trung bình 149mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 157-176mm, trung bình 166mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 234-329g, trung bình 281g
Chỉ số thai 19 tuần 2 ngày:
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 38-50mm, trung bình 44mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 28-34mm, trung bình 29mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 135-165mm, trung bình 150mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 158-178mm, trung bình 168mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 241-338g, trung bình 290g
Thai nhi 19 tuần 3 ngày:
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 38-50mm, trung bình 44mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 28-34mm, trung bình 29mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 136-168mm, trung bình 152mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 160-180mm, trung bình 170mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 248-348g, trung bình 298g
Thai nhi 19 tuần 4 ngày:
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 39-51mm, trung bình 45mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 29-35mm, trung bình 30mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 137-171mm, trung bình 154mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 162-181mm, trung bình 171mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 254-358g, trung bình 306g
Thai nhi 19 tuần 5 ngày:
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 39-51mm, trung bình 45mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 29-35mm, trung bình 30mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 138-174mm, trung bình 156mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 164-183mm, trung bình 173mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 261-368g, trung bình 314g
Thai nhi 19 tuần 6 ngày:
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 40-52mm, trung bình 46mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 30-36mm, trung bình 31mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 138-176mm, trung bình 157mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 165-185mm, trung bình 175mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 268-377g, trung bình 323g
Ngoài các chỉ số nói trên, mẹ bầu cũng đừng quên lưu ý những vấn đề phổ biến trong tuần thai này:
1. Thai nhi sẽ máy nhiều
Theo thống kê, nhiều trường hợp ghi nhận thai bắt đầu máy ở tuần thứ 16, do đó, thai 19 tuần mà mẹ có thể cảm nhận được sự vận động của con. Nếu thấy đột nhiên thấy thai 19 tuần máy nhiều một cách bất thường thì mẹ cần cảnh giác và quan sát thêm xem có những dấu hiệu bất thường nào không. Nếu có thì hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Bởi có thể đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi cần sự giúp đỡ khi gặp phải tình trạng dây rốn quấn cổ, thiếu oxy, thiếu dưỡng chất…
2. Mang thai 19 tuần bị đau bụng dưới
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau bụng dưới khi mẹ mang thai ở tuần thứ 19. Những nguyên nhân không mấy nguy hiểm cho cả 2 mẹ con như táo bón, khó tiêu, đầy bụng, đau dây chằng…
Tuy nhiên, đó cũng có thể là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung hay sảy thai nếu chúng xuất hiện kèm theo các dấu hiệu bất ổn như đau dữ dội, co thắt liên tục kèm theo ra máu âm đạo, đau từng cơn kéo dài, buồn nôn, nôn mửa, ngất xỉu. Mẹ bầu cần theo dõi và quan sát các dấu hiệu thật kỹ và đến bệnh viện ngay để được xử lý và điều trị kịp thời.
3. Mang thai tuần thứ 19 bị đau lưng
Nguyên nhân gây đau lưng có thể do thay đổi hormone thai nghén, các cơ vùng bụng bị yếu đi do áp lực của thai gây nên hoặc do mẹ ngồi sai tư thế… Đau lưng khi mang thai là dấu hiệu bình thường và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, điều này lại khiến mẹ cảm thấy không thoải mái.
Để phòng ngừa những cơn đau này, mẹ bầu nên giữ cho mình ngồi đúng tư thế, không nên làm những việc nặng, ăn đủ nhu cầu không ăn nhiều, luyện tập các bài thể dục nhẹ một cách thường xuyên, thư giãn và nghỉ ngơi thích hợp.
4. Dinh dưỡng cho mẹ bầu 19 tuần
Ở giai đoạn này, hầu hết các mẹ bầu sẽ không còn bị các cơn ốm nghén hành hạ nữa, do đó, việc ăn uống đối với các mẹ trở nên dễ chịu hơn. Ăn thành nhiều bữa mỗi ngày vẫn là lời khuyên bác sĩ dành cho mẹ trong tuần thai này. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bữa ăn nhẹ rất tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Nguyên tắc hàng đầu là các bữa chính của mẹ nên có đầy đủ 4 nhóm chất là chất béo, protein, chất sắt và vitamin để duy trì một thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng về mùi vị lẫn thành phần. Các thực phẩm mẹ nên bổ sung nhiều trong khẩu phần ăn là cá và hải sản, lòng đỏ trứng, rau lá xanh đậm, trái cây, thịt nạc, mộc nhĩ, các loại hạt… Ngoài ra, mẹ bầu nên bổ sung từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
Mẹ cũng nên tránh các thực phẩm có chứa chất kích thích hoặc cafein vì các chất này làm cản trở quá trình hấp thu chất sắt và sự phát triển toàn diện của bộ não bé. Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh các loại thức ăn nguội như xúc xích, lạp xưởng… Vì chúng là nguồn lây truyền các khuẩn bệnh có hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
5. Mẹ nên làm trong tuần thai thứ 19?
Các mẹ đã trải qua nửa đầu thai kỳ, có thể tự thưởng cho mình những điều thú vị với 1 số gợi ý dưới đây:
- Đi massage thư giãn cho mẹ bầu giúp tinh thần thoải mái hơn
- Mẹ có thể lưu giữ những hình ảnh khi mang thai hoặc chuẩn bị khung hình cho bé sắp chào đời
- Hãy gặp gỡ bạn bè hoặc mua sắm cho bản thân mình những món đồ mà các mẹ yêu thích
- Luyện tập yoga cũng là 1 lựa chọn giúp các mẹ thư giãn và giúp việc sinh con sau này tốt hơn
- Đi học 1 lớp tiền sản cũng giúp cả bố và mẹ chuẩn bị những kiến thức trước khi vượt cạn
- Thai giáo tuần 19 nên tập trung vào việc kích thích thị giác của bé, cho bé nghe nhạc nhẹ nhàng, thường xuyên trò chuyện, đọc sách cho bé…
6. Những lưu ý khác dành cho mẹ
Ở một số mẹ, hiện tượng ốm nghén vẫn còn. Thậm chí có mẹ thèm ăn những thứ rất lạ như đất sét, gạch non, than củi hay nhai đá lạnh… Đó chính là dấu hiệu cảnh báo rằng mẹ bầu đang thiếu chất dinh dưỡng nào đó. Cần điều chỉnh thực đơn và bổ sung dưỡng chất còn thiếu ngay.
Chóng mặt khi mang thai: Theo ThS.BS Nguyễn Thị Hồng Ơn, Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc: Mẹ bầu cảm thấy chóng mặt thường do nguyên nhân cơ thể bị hạ huyết áp hoặc huyết áp thấp. Khi nằm, buồng tử cung của mẹ lúc này đã lớn, sẽ gây áp lực lên động mạch chủ và tĩnh mạch chủ, chèn ép lên các mạch máu lớn trong cơ thể, gây nên hiện tượng hạ huyết áp. Mẹ hãy nằm nghiêng thay vì nằm ngửa; không đột ngột từ tư thế mà hãy ngồi dậy từ từ.
Ở tuần thai thứ 19, nhiều giác quan của bé đã hoạt động. Mẹ hãy tạo thói quen thai giáo mỗi ngày để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của bé yêu. Phương pháp thai giáo lý tưởng nhất cho giai đoạn này là trò chuyện cùng bé và cho bé nghe nhạc.
Mẹ lo rằng chuyện chăn gối sẽ nguội lạnh khi mẹ mang ở thai tuần 19? Đừng quá lo lắng! Quan hệ tình dục an toàn ở tất cả các giai đoạn của thai kỳ, miễn là tình trạng mang thai của mẹ không phải là những trường hợp đặc biệt cần chú ý. Tuy nhiên, nhiều mẹ sẽ nhận thấy cảm hứng trong chuyện chăn gối dao động trong các giai đoạn khác nhau của thai kỳ. Hãy nói chuyện với anh xã để có được sự đồng cảm và cùng nhau khắc phục những khó khăn mà mẹ đang gặp phải.
Nguồn thông tin: Sự phát triển của thai nhi tuần 19 – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.