Thai nhi 18 tuần tuổi đánh dấu nửa chặng đường mang thai của mẹ. Lúc này cơ thể mẹ có biến đổi rõ rệt, đặc biệt là dáng đi bị thay đổi do bụng bầu to ra.
- Sự phát triển của thai nhi 18 tuần tuổi
- Sự thay đổi cơ thể mẹ khi thai nhi 18 tuần
- Những triệu chứng phổ biến khi mang thai tuần thứ 18
- Các bệnh thường gặp ở mẹ bầu
- Thai 18 tuần tuổi mẹ tăng bao nhiêu kg là hợp lý?
Sự phát triển của thai nhi 18 tuần tuổi
- Thai 18 tuần nặng bao nhiêu? Thai nhi 18 tuần có trọng lượng khoảng 190g và dài khoảng 14,2cm. Nếu so sánh tại thời điểm này bé bằng quả ớt chuông.
- Hệ xương và các mô sụn của bé đã hình thành. Trong thời kỳ này, nếu thực hiện các xét nghiệp Tripple Test, thai nhi sẽ được phát hiện các dị tật bẩm sinh để có hướng điều trị.
- Giới tính của thai nhi đã có thể được phát hiện bằng phương pháp siêu âm và kết quả đã rất chính xác.
- Thai nhi ở tuần 18, mũi và các ngón tay, ngón chân đã hiện rõ nhưng đầu vẫn còn to hơn so với phần thân mình. Lông mi, lông mày, tóc… bắt đầu mọc nhưng vẫn còn thưa thớt. Dù mí mắt vẫn còn khép kín nhưng thai nhi đã có thể cảm nhận được ánh sáng từ phía bên ngoài lọt vào.
- Làn da của bé lúc này vẫn còn trong suốt. Nhìn xuyên qua lớp da trong suốt có thể thấy rõ lớp mạch máu li ti. Ở các giai đoạn tiếp theo, lớp biểu bì sẽ được hình thành và dần dần bé sẽ có lớp da như người bình thường.
- Phổi của thai nhi đang phát triển và biết thở trong môi trường ối. Nhưng nguồn cung cấp oxy chủ yếu của thai nhi vẫn là thông qua nhau thai. Các mầm thần kinh vị giác bắt đầu phát triển trên lưỡi của trẻ.
Sự thay đổi cơ thể mẹ khi thai nhi 18 tuần
- Từ tuần thứ 18 của thai kỳ, do trọng lực cơ thể thay đổi, bạn sẽ có dáng đi hơi khác một chút so với bình thường để thích nghi với chiếc bụng bầu ngày một lớn dần lên. Hãy chú ý tư thế đi lại cuả bạn và đừng khòm lưng.
- Tử cung đã cao ngang rốn. Bụng của bạn sẽ lộ rõ hơn, đặc biệt là vùng từ dưới cánh tay đến eo sẽ trở nên to hơn.
- Tim mẹ bầu làm việc tích cực hơn để bơm khoảng 7 lít máu mỗi phút để đi khắp cơ thể. Do ảnh hưởng của sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, các mạch máu sẽ phình to nhằm giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Việc này gây chèn ép tĩnh mạch và là nguyên nhân của bệnh giãn tĩnh mạch và bệnh trĩ thường phổ biến trong thời kỳ mang thai.
- Chóng mặt là hiện tượng khá phổ biến trong giai đoạn thứ 2 và giai đoạn cuối của thai kỳ. Bạn không nên đứng quá lâu hay đột ngột bật dậy khi đang nằm.
Những triệu chứng phổ biến khi mang thai tuần thứ 18
- Thai nhi máy
- Đầy hơi
- Giãn tĩnh mạch
- Chuột rút
- Rạn da
- Sưng phù nhẹ mắt cá chân
- Thay đổi ở da, tóc và móng tay, chân.
- Chảy máu nướu răng
Các bệnh thường gặp ở mẹ bầu
Các thai phụ sẽ gặp phải chứng đau nhói thoáng qua không thường xuyên. Đặc biệt khi mẹ bầu thay đổi vị trí hoặc hoạt động nhiều sau một ngày. Đây là biểu hiện của chứng đau dây thần kinh tọa. Tuy nhiện bạn cũng không nên lo lắng nhiều về những cơn đau này. Nếu các triệu chứng đau nhói, khó chịu này kéo dài, bạn nên đến bác sĩ để được khám, điều trị kịp thời.
Một số thai phụ có sức khỏe yếu thường cảm thấy chóng mặt khi thay đổi tư thế. Nguyên nhân là do huyết áp của bạn thấp hơn bình thường trong giai đoạn này. Bạn hãy bổ sung thêm dưỡng chất đặc biệt là chất sắt, bạn có thể giảm bớt được tình trạng này.
Thai 18 tuần tuổi mẹ tăng bao nhiêu kg là hợp lý?
- Bầu 18 tuần nên làm gì để thai tăng cân hợp lý?
Nếu mẹ có sẵn một trọng lượng hợp lý trước khi mang thai thì mục tiêu cân nặng phải tăng trong suốt 9 tháng thai kỳ là từ 11.5kg đến 16kg. Riêng trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 cần tăng 5,5 kg – 6,5 kg (tính từ thời điểm bắt đầu mang thai đến hết tháng thứ 6). Nếu thai 18 tuần mẹ tăng từ 4 kg đến 5,5 kg thì là bình thường.
Với mẹ bầu dễ tăng cân trong thai kỳ
Nhiều mẹ lo lắng vì tình trạng quá dễ hấp thụ của mình nên có suy nghĩ bỏ bữa và ăn ít hơn. Tuy nhiên đều không tốt thai nhi trong bụng một chút nào. Thay vì nhịn và bỏ bữa, mẹ nên thử cách ăn khoa học sau đây:
- Tăng cường nạp rau xanh, thịt nạc và nếu uống sữa thì chọn dòng sữa ít béo.
- Cấm sử dụng thực phẩm được chế biến sẵn, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ tráng miệng có lượng đường cao.
- Không dùng nước trái cây đóng sẵn hoặc nước ngọt, thay vào đó uống nước lọc – nước tinh khiết.
Lời khuyên dành cho mẹ bầu chậm tăng cân
- Uống sữa bầu đều đặn mỗi ngày.
- Dung nạp nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có chất béo tốt, như là: bơ và quả hạch (hạnh nhân, hồ trăn, óc chó, hạt điều, hồ đào…).
- Chia thành nhiều bữa ăn phụ thay vì chỉ có 3 bữa chính.
Theo theAsianparent Singapore, Sự phát triển của thai nhi tuần 18 – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec