Trò chuyện với thai nhi thế nào để bé yêu sớm phát triển giác quan, thông minh vượt trội khi chào đời?

Dạy thai nhi không hề khó như mẹ tưởng. Quan trọng nhất là cái tâm, niềm tin và tình yêu mẹ dành cho bé trong suốt thai kỳ, đặc biệt thông qua việc trò chuyện một cách thật tự nhiên với con hàng ngày cho đến khi bé chào đời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai giáo cho con để giúp bé thông minh, dễ nuôi ngay từ khi sinh ra không cần cao siêu đâu xa cả. Đơn giản mẹ chỉ cần chịu khó trò chuyện với bé hàng ngày cũng đã mang lại biết bao lợi ích cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Các phương pháp thai giáo
  • Nên bắt đầu trò chuyện cùng thai nhi vào thời điểm nào đây?
  • Mẹ cần lưu ý những điều gì mỗi khi trò chuyện với em bé trong bụng mình?

Các phương pháp thai giáo

Theo BSCK I Lê Hồng Liên – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park, có 2 phương pháp thai giáo được nhiều mẹ bầu tin tưởng lựa chọn, đó là:

– Thai giáo trực tiếp: dùng các thông tin bên ngoài để tác động trực tiếp lên các giác quan của cả mẹ bầu và thai nhi. Tác dụng của phương pháp này là giúp em bé trong bụng có cảm giác vui vẻ, hưng phấn, qua đó góp phần phát triển trí não, tinh thần của bé.

– Thai giáo gián tiếp: phương pháp này yêu cầu mẹ bầu áp dụng các biện pháp chăm sóc cơ thể khi mang thai thông qua dinh dưỡng và tinh thần. Thai giáo gián tiếp giúp em bé trong bụng tiếp nhận các hành động, cảm xúc và suy nghĩ của mẹ bầu.

Thai giáo mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và thai nhi (Nguồn ảnh: shutterstock)

Mẹ thấy ngượng ngùng quá chừng – Nên bắt đầu trò chuyện cùng thai nhi vào thời điểm nào đây?

Nhiều mẹ ắt hẳn sẽ thắc mắc, bé còn nhỏ xíu, mới mấy tuần thai thôi thì trò chuyện với con có tác dụng gì. Nhưng rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, nói chuyện cùng thai nhi ngay từ khi biết mình mang bầu sẽ mang lại nhiều điều tuyệt vời cho cả mẹ lẫn bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai giáo cho con thông qua trò chuyện với bé từ tháng đầu tiên – tháng thứ 3

Ở thời điểm này, thai nhi đang bắt đầu hình thành các bộ phận, cơ xương và tế bào thần kinh. Việc nói chuyện với con (dù bụng bầu mẹ hầu như chưa thấy gì) được xem là cách để mẹ cảm thấy thư giãn hơn cũng như bắt đầu hình thành mối tình cảm gắn bó với thai nhi.

Ngay lúc này, mẹ đừng quên nghĩ cho bé một cái tên thật dễ thương hoặc đơn giản có thể xưng hô “bé yêu của mẹ ơi”, “em bé của mẹ ơi”, … và bắt đầu từ chào hỏi con mỗi sáng thức dậy hay đơn giản là thông báo hôm nay mẹ con mình sẽ cùng nhau ăn gì.

Có thể bạn chưa biết

Thai giáo cho con thông qua trò chuyện với thai nhi từ tháng 4-tháng 6

Hệ thần kinh của bé đang phát triển với một tốc độ nhanh chóng, đặc biệt là thính giác. Bé sẽ bắt đầu nghe thấy tiếng tim mẹ đập, tiếng nước ối, thậm chí là những khi mẹ nuốt thức ăn nữa. Cùng vào giai đoạn này, tiếng nói của mẹ sẽ dần dần được ghi nhớ lại trong não bộ của con. Bé bắt đầu có phản ứng với mẹ thông qua chuyển động và đặc biệt là các cú đạp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Giờ là lúc mẹ nên bắt đầu trò chuyện với bé nhiều hơn. Từ những câu chào hỏi bé mỗi sáng hay tối thì mẹ có thể kể cho bé nghe xem mẹ đang làm gì, mẹ cảm thấy như thế nào. Nếu mẹ vẫn ngượng ngùng thì tốt nhất hãy thử đọc cho thai nhi nghe các câu chuyện nhẹ nhàng, cổ tích hoặc cùng bé nghe những bản nhạc êm dịu.

Mẹ chịu khó thực hiện hàng ngày và thường xuyên thì chẳng mấy chốc em bé của mẹ sẽ phản ứng với môi trường bên ngoài vô cùng nhanh nhạy.

Thời gian này, mẹ cũng đừng quên rủ bố trò chuyện, xoa bụng bầu và chơi cùng em bé trong bụng nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu có thể đọc sách cho em bé nghe để kích thích giác quan (Nguồn ảnh: shutterstock)

Thai giáo cho con thông qua trò chuyện với bé yêu từ tháng thứ 7-9

Những cú đạp của bé ngày càng được cảm nhận rõ rệt hơn bởi con đã lớn lên rất nhiều. Một điều đặc biệt nữa là giờ đây bé có thể nhìn và nhận biết ánh sáng từ môi trường bên ngoài bụng mẹ. Vì vậy thời điểm này, kết hợp với trò chuyện mẹ cũng đừng quên sử dụng đèn pin để giúp con rèn giờ giấc thức ngủ ngay từ trong bụng mẹ.

Ngoài trò chuyện cùng bé, mẹ đừng quên hát cho con nghe. Âm nhạc sẽ giúp con vui vẻ, dễ chịu và sau khi chào đời con cũng ít khi cáu gắt, quấy khóc hơn.

Mẹ cần lưu ý những điều gì mỗi khi trò chuyện với em bé trong bụng mình?

Nói chuyện với thai nhi tưởng chừng như một điều hiển nhiên trong quá trình mang thai. Tuy vậy, mẹ cũng nên ghi nhớ những điều này:

1. Luôn trò chuyện với con trong tâm trạng thư thái, bình tĩnh

Tâm trạng của người mẹ trong quá trình mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. Một em bé sẽ sinh đủ ngày đủ tháng, dễ nuôi thông minh nếu người mẹ ít cáu gắt, phiền não, căng thẳng. Vì thế mỗi khi trò chuyện với bé, mẹ cũng đừng quên nói với bé những điều hay, những câu chuyện tốt đẹp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đừng vì giận dỗi, bực tức (đặc biệt là với chồng) mà khiến thai nhi cũng cáu gắt, tủi hờn theo.

Có thể bạn chưa biết

2. Chọn lúc phù hợp để trò chuyện cùng thai nhi

Thực tế thì mẹ nói chuyện với bé lúc nào cũng được nhưng các chuyên gia khuyên rằng mẹ hãy tích cực giao tiếp với con sau bữa ăn. Vì đây là lúc bé thường tỉnh táo và hoạt động năng nổ nhất. Ngoài ra cùng chồng trò chuyện với thai nhi trước giờ đi ngủ buổi tối cũng là khoảng thời gian tuyệt vời để gắn bó tình cảm giữa bố mẹ và em bé trong bụng.

Đảm bảo dinh dưỡng thai kỳ đủ chất và cân đối cũng là phương pháp thai giáo đúng đắn (Nguồn ảnh: shutterstock)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Nói chuyện chậm rãi và chờ đợi phản ứng của bé

Mẹ có thể bắt đầu bằng giọng nói nhẹ nhàng, ấm áp, chậm rãi. Kết hợp với dùng ngón tay di chuyển quanh thành bụng để xem phản ứng của bé như thế nào. Đừng quên thường xuyên nói yêu bé và gọi tên bé để con ghi nhớ giọng nói của mẹ.

4. Thể hiện tình yêu qua giọng nói của mẹ

Trong lúc trò chuyện, kết hợp với âm nhạc, ánh sáng và xoa vuốt bụng mẹ bầu sẽ giúp thai nhi cảm nhận được các giao tiếp bên ngoài với mẹ bầu rõ rệt hơn. Dần dần, đến khi chào đời, mẹ sẽ thấy bé dễ dàng trấn tĩnh, ít quấy khóc mỗi khi được mẹ vuốt ve hoặc hát lại những giai điệu con đã từng nghe ngay từ lúc còn là một thai nhi.

Theo theAsianparent Thailand, Thai giáo là gì? Những điều cần biết về thai giáo – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương