Khi mẹ bầu mang thai 7 tuần, những triệu chứng của cơn ốm nghén càng trở nên trầm trọng hơn. Hơn 90% phụ nữ mang thai đều gặp phải tình trạng này. Do dó trong chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 7, việc ăn uống đủ chất sẽ giúp các chị em vượt qua cơn nghén dễ dàng hơn.
- Bà bầu thai 7 tuần có những thay đổi gì?
- Thai 7 tuần phát triển những gì rồi?
- Ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu trong thai kỳ tháng 7
- Mang thai 7 tuần mẹ cần bổ sung gì?
Bà bầu thai 7 tuần có những thay đổi gì?
Có những mẹ bầu mang thai 7 tuần nhận thấy mình tăng vài ký, trong khi các phụ nữ mang thai khác có thể sụt ký. Ngực mẹ bầu có thể có những thay đổi gồm căng ngực, núm vú thâm quầng và căng lên. Bạn cũng bắt đầu bị ợ chua, đây là triệu chứng thông thường trong thời kỳ mang thai.
Một số phụ nữ bị chảy máu trong khi mang thai, điều này có thể không có vấn đề gì. Xuất hiện các chấm (thấy nhiều chấm trong máu ở đồ lót hoặc giấy vệ sinh khi bạn đi vệ sinh) có thể kèm theo chuột rút.
Bạn có thể tham khảo nhân viên chăm sóc nếu chảy máu nhiều như trong chu kỳ kinh hoặc nếu chuột rút nặng hơn chu kỳ bình thường. Đây có thể là dấu hiệu sẩy thai.
Thai 7 tuần phát triển những gì rồi?
Giai đoạn thai 7 tuần thì em bé của mẹ bắt đầu hình thành phổi, hàm, mũi, và vòm miệng. Cùm bàn tay và chân có cấu trúc giống mạng nhện sẽ trở thành ngón tay và ngón chân.
Bộ não của bé trở nên phức tạp hơn trong tuần thứ 7 của thai kỳ. Hộp sọ hình tròn và trong suốt bắt đầu hình thành để bảo vệ bộ não. Ống thần kinh đóng kín, hai bán cầu não bắt đầu hình thành. Các tế bào thần kinh đang phân nhánh ra để kết nối với nhau, tạo thành hệ thần kinh sơ khai.
Ở thời điểm này, siêu âm bên ngoài có thể dò và nghe thấy nhịp tim.
Ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu trong thai kỳ tháng 7
Lời khuyên từ Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Mai Hương – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng: Khi bước sang tuần thứ 7 của thai kỳ, mẹ cần tăng gấp đôi hàm lượng chất sắt nạp vào cơ thể. Vì giai đoạn này, thai nhi đang phát triển rất mạnh mẽ, nên thể tích máu trong người mẹ sẽ phải tăng lên để đáp ứng nhu cầu cho bé yêu. Nếu mẹ bầu không cung cấp lượng sắt mà cơ thể cần thiết sẽ có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu.
Để bổ sung sắt khi mang thai, mẹ nên sử dụng những loại thực phẩm giàu sắt như thịt bò, trứng, rau xanh dạng lá và hạnh nhân. Các triệu chứng buồn nôn, khó tiêu, ợ chua hay một số thay đổi khác về hệ tiêu hóa sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng ăn của mẹ bầu. Vì thế để đối phó với những cơn ốm nghén, bạn nên cố gắng chia nhỏ các khẩu phần ăn, ăn nhiều bữa trong ngày thay vì ăn ba bữa chính.
Axit folic
Axit folic hay folate là một loại vitamin B – vitamin quan trọng cần được bổ sung trong suốt những tháng đầu của thai kỳ, để ống thần kinh thai nhi phát triển tốt nhất. Nếu không bổ sung đủ, thai nhi có nguy cơ cao phát triển các khuyết tật ống thần kinh hoặc bị sinh non.
Những loại thực phẩm giàu axit folic gồm có:
- Các loại rau xanh sẫm màu
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Cam
- Bưởi
- Chuối
- Đậu và hạt đậu
- Sữa và sữa chua.
Mẹ bầu cần bổ sung khoảng 400 mcg vitamin này mỗi ngày trong chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 7.
Canxi
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, xương của bé bắt đầu phát triển nên mẹ cũng cần bổ sung thêm canxi. Theo các chuyên gia, mẹ bầu cần tiêu thụ khoảng 1.000 mg canxi mỗi ngày qua các thực phẩm như sữa và các loại rau lá xanh thẫm. Nếu mẹ không bổ sung đủ qua chế độ ăn uống thì em bé sẽ lấy canxi từ xương và răng của mẹ, khiến mẹ dễ bị loãng xương.
Các loại thực phẩm giàu canxi khác như:
- Cua biển
- Con hàu
- Cải chip
- Bông Atiso
- Đậu nành
- Chuối
- Kiwi
- Súp lơ
- Rau chân vịt
Chất sắt
Trong giai đoạn này, nguồn cung cấp máu của mẹ cần tăng lên để hỗ trợ em bé phát triển, nếu không nhận đủ sắt, mẹ bầu sẽ bị mệt mỏi và thiếu máu nghiêm trọng.
Chị em bầu nên bổ sung đủ 27mg sắt mỗi ngày từ khi bắt đầu thai kỳ. Nếu không nạp đủ sắt qua thực phẩm ăn uống mỗi ngày, chị em có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được bổ sung thêm bằng viên thuốc bổ.
Những loại thức ăn có chứa nhiều sắt như:
- Các loại hạt
- Trứng
- Trái cây sấy khô
- Thịt
- Các loại rau xanh đậm màu ví dụ như súp lơ xanh, cải xoong, và rau chân vịt
- Hạt đậu ví dụ như đậu lăng và đậu xanh
- Bánh mỳ, ngũ cốc hoặc gạo nâu
- Trái cây sấy khô.
Protein
Trong khi hầu hết phụ nữ đều cho rằng protein chỉ cần thiết ở quý 2 và quý 3 thì thực tế ngay ở những tháng đầu mang thai mẹ cũng cần bổ sung protein để đảm bảo nguồn cung cấp máu cho em bé cũng như tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cơ bắp thai nhi.
Mẹ bầu có thể nhận được nguồn protein qua phô mai ít béo hay cá. Nhưng cần chú ý chọn những loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp. Lượng protein cần thiết cho mẹ bầu mỗi ngày là 75-100g.